Thiêu thân 'bay lắc' - Kỳ 1: Trong 'pháo đài bay' có gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dân “bay lắc” (ma túy tổng hợp) quá rành chuyện “gãy, sảng” giữa đường do sốc thuốc và đốt tiền như đốt... cỏ khô! Thậm chí, họ còn biết chơi “đồ” này lâu ngày sẽ bị teo não, mục xương, nhưng vẫn lao vào như con thiêu thân...

Điều đào “bay” - Ảnh: TÙNG NGUYỄN
Điều đào “bay” - Ảnh: TÙNG NGUYỄN
"Tối nay đi bay nha" - mấy đứa rủ rê. "Đang có chiến dịch trấn áp, muốn rũ cánh à?". 
Trần Văn Sáu - biệt danh Sáu "đại" - cười khẩy: "Để tui dẫn đi. Sân bay này an toàn tuyệt đối, sang chảnh vô song mà đào và "đồ" cũng vô đối. Từ lúc mở tới giờ rất ít khi bị tó. Dân bay gọi nó là pháo đài bay mà".

Hồi còn làm ăn được, tôi hay đi “bay”, phê pha mỗi đêm ít nhất cũng từ chục triệu đến vài chục triệu bạc. Giờ thấy mình dại quá, vừa phá sức khỏe khủng khiếp, vừa đốt tiền như đốt cỏ khô. Nên tránh xa những thứ tệ hại này trước khi dính nghiện ngập.

Hà Nguyễn (dân môi giới địa ốc)

Đi "nghe nhạc" lúc nửa đêm
11 giờ đêm, ánh đèn từ cửa sổ những căn nhà ven đường dần tắt thì cũng là lúc cả bốn đứa đã ngà ngà say. Sáu "đại" tính tiền, ngoắc tôi leo lên xe, thẳng hướng khu vực tiếng là vùng ven nhưng lại gần trung tâm thành phố.
- Sao đi trễ vậy huynh? - tôi ra vẻ ngạc nhiên.
- Ừ, giờ này các em cũng bắt đầu phê "đồ" (thuốc lắc - PV), chịu chơi hơn. Vào sớm, bướm đêm còn tỉnh, hút cứ như máy hút bụi, "đồ" đâu cho đủ.
- Có phải đặt phòng, dặn đào không?
- Không cần, mình tới đây nhẵn cả mặt thớt rồi. Mà giờ sớm nên còn nhiều phòng, tới ba bốn chục phòng, đào "bay" thì hơn trăm em. Có em giờ mới xách túi vô làm, chọn thoải mái. Còn chủ ở đây hả, mạnh như... đại bác. Bao "bay" cả tuần cũng không ai kiểm tra.
- Khách lạ cũng được à? - tôi hỏi gặng.
- Ông cứ yên tâm mà ngậm tăm phê pha đi. Tôi "bay" hoài. Dạo này, dân "bay" khắp nơi dập dìu đổ về mà.
Chỉ đạp vài hơi ga chiếc ôtô đã đến khu Nam Sài Gòn, quán karaoke B hiện ra rực rỡ. Mấy dòng chữ KTV B hoành tráng trên tấm bảng to vật vã, sang trọng gắn dài tới 20-30m ngang mặt tiền.
Đúng như lời người này nói, bốn người lên phòng một cách dễ dàng chỉ sau một câu đon đả của cậu tiếp tân:
- Anh đã có phòng chưa? Phòng nhậu hay nghe nhạc ạ?
- Lấy cho anh phòng nghe nhạc - Sáu "đại" sành sỏi trả lời, chân xăm xăm bước về thang máy với vẻ rất quen thuộc.
Chúng tôi được đưa lên tầng ba. Hai cậu phục vụ lăng xăng, tôi hỏi nhỏ Sáu "đại":
- Phòng nhỏ giá bao nhiêu?
- Phòng nhỏ trước 0 giờ thì 300.000 đồng/tiếng, sau 0 giờ thì 450.000 đồng/tiếng. Phòng vừa sau 0 giờ 600.000 đồng/tiếng. Còn phòng lớn chứa được hai, ba chục người thì giá có khi cả triệu. Tiền đó để làm gì chắc ông hiểu - Sáu "đại" nháy mắt với tôi đầy ngụ ý.
Tôi thấy trên bàn để đủ loại nước như nước uống, bánh trái, đặc biệt có cả sữa hộp năng lượng cao và mấy lọ nước yến. Dân "bay lắc" chẳng mấy ai uống bia, trái cây cũng chỉ cho có lệ. Còn sữa và nước yến để dành cho dân "bay" lấy sức sau khi "cất cánh" kiệt sức.
Ít phút sau "ba mì" ưỡn ẹo đi vào, gã trạc tuổi tứ tuần, dẫn 7 cô tiếp viên, vận đầm xanh đỏ, ưỡn ẹo khoe "hàng cam bưởi nhà trồng". Những bộ cánh các cô khoác trên người gọi là cánh ve sầu hay chuồn chuồn quả là chính xác, bởi nó không thể mỏng hơn. 
Đặc điểm chung rất dễ nhận ra ở các cô là hầu như cô nào cũng có sự can thiệp dao kéo, nhất là mũi và ngực. Cậu phục vụ lại hỏi khách có nhu cầu ăn uống, nghe nhạc gì, rồi chùng chình đợi... tiền boa.

Đồ (ma túy tổng hợp) của dân “bay lắc” - Ảnh: TÙNG NGUYỄN
Đồ (ma túy tổng hợp) của dân “bay lắc” - Ảnh: TÙNG NGUYỄN
"Khay, kẹo" và tiền
Rất điệu nghệ, Sáu "đại" lấy ra hai bịch nilông nhỏ đựng "khay" (ketamine), đổ một bịch vào tờ tiền giấy hai ngàn còn mới để "cà" và "nấu khay" (hơ qua lửa, cà nhuyễn để hít).
- Em, hôm nay tụi nó có "kẹo" gì. Đô-mi-nô còn không? Hôm bữa đưa cái "kẹo bánh in" quỷ quái cắn hoài đếch lên - Sáu "đại" quay sang hỏi một cô đào ngồi kế bên.
Cô ta nũng nịu, chỉ cậu phục vụ:
- Anh hỏi ảnh kìa. Mà anh kêu gì cho tụi em ăn đi, ăn mới có sức chiều các đại ca chứ.
Sáu "đại" rút ra một tờ 500.000 đưa phục vụ. Chẳng cần hỏi lần thứ hai, cậu ta nhanh nhảu:
- Hôm nay có "kẹo" AB trắng ngon lắm anh. Cắn nửa con là lên tới nóc. Giá cũng chỉ có hai trăm rưỡi à.
Chưa đầy vài phút, tay phục vụ đã mang vào 4 con "kẹo" tròn, màu trắng và thu luôn 1 triệu đồng với lý do "mua giùm". Giá "kẹo" 250.000 - 300.000 một "con", còn "khay" là 1,2 triệu. Việc mua bán đều thông qua cánh phục vụ và họ cũng rất khôn, chỉ "giúp mua giùm".
- Em "bay" với anh nguyên đêm, vui vẻ, không chạy bàn, anh nhớ boa cho em sộp sộp nha - Lúc nhạc sàn đã nổi lên, đào bắt đầu vòi vĩnh
- Ok em, nhưng chơi ở đây có "êm" không? - tôi tỏ vẻ lo lắng.
- Anh cứ yên tâm, ngậm tăm mà chơi đi. Phía đằng sau có chỗ thoát hiểm rất an toàn - cô ta trấn an tôi...
Quay sang Sáu "đại" lúc này đã phê pha, tôi hỏi:
- Chắc ở đây phải có gốc mạnh lắm mới được tồn tại kiểu như vậy
Sáu "đại" cười khẩy:
- Chuyện, không mạnh sao dám hoành tá tráng vậy. Bà chủ quán này tên L. và ông P. cũng là chủ của hai nhà hàng lớn hàng đầu ở trung tâm. Họ đã không làm thì thôi, làm thì ra làm. Riêng cái karaoke này họ đã phải chi ra tới gần 40 tỉ. Ông không thấy giàn đèn cảm ứng theo nhạc à. Riêng khoản đèn như thế mỗi phòng đã tốn cả trăm triệu. Chịu chi như vậy nên giờ đêm nào bả cũng thu bộn tiền.
Lúc tính tiền, liếc qua cái hóa đơn gần 20 "củ" (triệu) trên tay Sáu "đại"... mắt tôi đứng hình, món nào cũng khét lẹt, phỏng tay. Đơn giản như cái hộp quẹt gaz người ta bán đầy đường với giá 3.000 đồng thì trong này có giá 30.000. Một hộp khăn giấy vuông tròm trèm 100.000... Đừng ngạc nhiên khi vào đây chơi phải lãnh một hóa đơn có thể lên đến vài chục "củ". 
Chỉ riêng khoản tiền giờ, trong hóa đơn ghi là tiền hát (mà không bao giờ hát) đã có thể nhảy lên đến con số chục triệu. "Đắt xắt ra miếng mà. Phòng chất, gái đẹp, an toàn. Dân chơi đổ về nườm nượp là lẽ đương nhiên" - Sáu "đại" cười nói.
Cũng theo lời anh ta, khách thường xuyên đến chơi nhà hàng dạng này tất nhiên không thể là người có thu nhập bình thường, hay hiểu cách khác hiếm người là dân kiếm tiền bằng những công việc chân chính... 
Chỉ có giới làm banh, làm đề, cho vay nặng lãi hoặc những nhân vật có điều kiện kiếm tiền dưới bàn, búng tay kiếm bạc tỉ mới có thể bước vào đây mỗi ngày. Vậy nhưng khách vẫn được chia ra làm hai loại, khách thường và khách VIP.
- Khách thường sẽ được đối xử theo dạng thường, khách VIP sẽ được đối xử theo dạng vip, đời là thế mà. Có nhóm khách được xem là super vip từng nhiều lần vào ăn chơi ròng rã suốt ba ngày trời. Tổng hóa đơn và tiền boa cho đào hết hơn 200 triệu. Gặp những đại gia chịu chi như thế, đào cũng tranh thủ "bào" để kiếm tiền - Sáu "đại" kể.
Tôi biết đằng sau cái sự "bào" ấy là vô vàn sự ê chề và hậu quả. Sáu "đại" rất dày dạn chuyện này.
- Làm tiền nhiều thế đấy, thế nhưng sau này không biết đủ để lo thuốc thang chữa bệnh hay không - giữa cơn phê pha của "khay" của "kẹo", cô đào ngồi bên tôi ngậm ngùi - Chưa cần biết ngày mai ra sao, hiện tại trong đây thiếu gì đứa bị sốc thuốc, bị vật thuốc do bị "gãy", bị "sảng". Làm một bữa nghỉ ba bốn ngày. Em còn nghe nói "cắn thuốc" nhiều mai mốt bị mục xương, hư não...
Tôi rất muốn nói gì đó với cô đào này, nhưng chưa kịp thì cô ta đã nhanh chân bước ra sau khi nhét vội mấy tờ tiền boa vào ngực. Bên ngoài mặt trời ngày mới đã lên, nhưng với cô ta là bóng đêm.
****************
"Đào rót, đào ôm giờ xưa như trái đất rồi. Phải là đào bay mới có bạc, có xèng".
Kỳ tới: Đào bay
TÙNG NGUYỄN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.