Thiếu kỹ năng bơi, Việt Nam có trẻ tử vong do đuối nước cao gấp 10 các nước phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao gấp 10 lần các nước phát triển, nguyên nhân chủ yếu do các em thiếu kỹ năng bơi.
Thông tin trên vừa được nêu trong Hội thảo về Phòng-chống đuối nước trẻ em do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cùng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức.
Đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết trong giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 em tử vong do đuối nước. Trong đó, trẻ nông thôn có nguy cơ bị đuối nước cao gấp hai lần trẻ thành thị; 55% trẻ tử vong do đuối nước thuộc các hộ gia đình nghèo ở nông thôn. Con số này giảm dần qua các năm nhưng đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em và người chưa thành niên.
Trẻ em được phổ cập bơi là cách phòng chống đuối nước. Ảnh: H.V
Trẻ em được phổ cập bơi là cách phòng-chống đuối nước. Ảnh: H.V
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đuối nước ở trẻ em xuất phát từ sự sao nhãng, bất cẩn của các bậc cha mẹ. Trên 50% các trường hợp chết đuối xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm ở ao, hồ, sông suối và tắm biển không có người lớn đi kèm. Môi trường sống tại gia đình và ngoài cộng đồng chưa an toàn, tiểm ẩn các nguy cơ gây đuối nước trẻ em.
Ngoài ra, nhiều địa phương còn thiếu cơ sở vật chất và giáo viên dạy bơi, đặc biệt tại địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, tỷ lệ trường học tổ chức dạy bơi cho học sinh còn rất thấp, thiếu bể bơi, thiết bị. Theo thống kê, ở cấp tiểu học, chỉ có 675 trên 14.000 nghìn trường có bể bơi, chiếm tỷ lệ 0,47. Con số này ở cấp trung học cơ sở là 0,25; trung học phổ thông là 0,41.
Bà Đoàn Thu Huyền, đại diện chương trình phòng-chống đuối nước cho trẻ tại cộng đồng cho biết, trong giai đoạn 2023-2025, sẽ mở rộng địa bàn can thiệp tại 16 tỉnh thành và dạy bơi cho hơn 25.000 trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, đồng thời dạy kỹ năng an toàn cho 50.000 trẻ. Ngoài dạy bơi cho trẻ, các chuyên gia cũng cho rằng cần có cơ chế huy động nguồn lực tư nhân, xã hội hóa để phòng-chống đuối nước cho trẻ em để hoàn thành mục tiêu giảm 10% số trẻ tử vong do đuối nước vào năm 2025.
Bên cạnh đó, định hướng công tác thông tin, truyền thông, giáo dục vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng-chống đuối nước trẻ em các các cấp, các ngành, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em; tăng cường tư vấn, hướng dẫn trẻ em kỹ năng an toàn trong môi trường nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em; chỉ đạo 100% số tỉnh thí điểm dạy bơi an toàn và kỹ năng an toàn trong môi trường.
L.H (theo vnexpress, vov)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.