Thiện chí từ hai phía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong báo cáo "Khảo sát lương 2022: Thực trạng thu nhập và kỳ vọng của người lao động" vừa được Navigos công bố, khảo sát từ hơn 6.800 ứng viên đang làm việc chủ yếu trong 27 ngành nghề khác nhau, có những thông tin đáng chú ý, phản ánh sâu sát hiện thực cuộc sống.

Chẳng hạn có đến 57,59% người tham gia cho biết họ đã không đề xuất tăng lương trong năm 2021 do tình hình dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh doanh, trong khi 11,59% đã đề xuất tăng lương nhưng không thành công và gần 28% đã thành công trong việc đề xuất tăng lương. Đây cũng là thông tin cho thấy thiện chí đóng góp xây dựng doanh nghiệp (DN) của người lao động (NLĐ). Họ sẵn sàng đồng cam cộng khổ, san sẻ khó khăn, tạm quên quyền lợi riêng vì sự tồn tại, phát triển của DN.

Trong 10 phúc lợi hàng đầu, ngoài lương tháng 13 được xem là phúc lợi cao nhất, thì thứ tự ưu tiên 2 và 3 thuộc về sức khỏe (phúc lợi về sức khỏe, y tế và chương trình chăm sóc sức khỏe). Bên cạnh đó là thời gian, chế độ làm việc linh hoạt, cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài được quan tâm nhiều.

Những yếu tố này chứng tỏ mối quan tâm về sức khỏe, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến đã ngày càng trở thành những vấn đề thiết thân. Những tác động của đại dịch Covid-19 lên đời sống thể chất, tinh thần của NLĐ ngày càng sâu sắc. Hơn bao giờ hết, sức khỏe, tính mạng trở thành mối quan tâm hàng đầu, nhất là những ngày cao điểm của biến chủng Delta hoành hành, gây tai ương cho nhân loại. Làm việc tại nhà trở thành một phương cách, loại hình phù hợp, từ đó linh hoạt về thời gian làm việc là một nhu cầu.

Đây cũng là những kỳ vọng và mong ước chung của đông đảo lao động xã hội. Bên ngoài khảo sát này, khi nhìn vào thực tế ở những DN lớn, có bề dày truyền thống, sẽ thấy NLĐ không chỉ được bảo đảm việc làm, thu nhập mà nhiều phúc lợi khác còn được chăm lo rất tốt qua thỏa ước lao động tập thể, qua hợp đồng lao động. Khoản thưởng Tết (âm lịch và dương lịch), chế độ tham quan nghỉ dưỡng trong nước và nước ngoài, khám sức khỏe định kỳ, các khoản thưởng những ngày lễ, ngày kỷ niệm... cùng những chăm lo khác thì quyền lợi và phúc lợi NLĐ được hưởng còn cao hơn nhiều NLĐ làm việc trong những tập đoàn đa quốc gia.

Ở những DN đang trên đường phát triển, khẳng định vị thế trên thương trường, phúc lợi và môi trường làm việc cũng là yếu tố cạnh tranh bên cạnh mức lương tương xứng trả cho NLĐ. Những NLĐ có năng lực chuyên môn, kỹ năng tốt, làm việc giỏi, đóng góp nhiều cho sự phát triển của DN thì việc được đãi ngộ bằng quyền lợi vật chất, tinh thần là đương nhiên. Những đãi ngộ này cũng nhằm giữ chân lao động giỏi ở lại với DN, không để "chảy máu chất xám" sang đơn vị khác.

Để giữ quan hệ lao động lành mạnh, lâu dài, thiện chí luôn đến từ hai phía; cả hai cùng mục tiêu là xây dựng, phát triển đơn vị. NLĐ không chỉ biết đòi hỏi mà phải nỗ lực làm việc, cống hiến; đáp lại DN phải tạo điều kiện, chăm sóc bằng phúc lợi tốt hơn để giữ chân NLĐ. Điều lớn lao khác cần nói đến là tình người, mối quan hệ đối xử với nhau trân trọng, có văn hóa, luôn bền chặt hơn cả những khoản lương cao, bổng nhiều mà thiếu tình người.

Theo HIỀN MINH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.