Thích ứng với rào cản xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), kỳ vọng tăng trưởng thương mại đã thành hiện thực. Nhiều mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam như: dệt may, da giày, thủy sản, nông sản… đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.

Thế nhưng, từ năm thứ 3, những lợi thế này đã phần nào bị ảnh hưởng, bởi doanh nghiệp Việt Nam đang vướng các rào cản tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... gọi chung là tiêu chuẩn xanh.

Vấn đề là các rào cản xanh của EU lại có xu hướng ngày càng nhiều hơn, khó khăn với doanh nghiệp càng nhiều hơn. Trong đó, thỏa thuận xanh được EU phê duyệt năm 2020 đã tạo áp lực lớn cho các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam.

Tháng 6 vừa qua, EU đã ban hành Quy định chống suy thoái rừng (EUDR), đồng nghĩa các doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm sản phải chứng minh không liên quan hoạt động phá rừng. Từ ngày 1-10 tới đây, Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) cũng bắt đầu được áp dụng, buộc nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa. Nếu lượng phát thải vượt quá tiêu chuẩn, doanh nghiệp phải mua chứng chỉ phát thải theo mức giá EU quy định. Ngày 5-7, Ủy ban châu Âu cũng thông qua quy định nhà sản xuất tạo ra chất thải dệt may phải trả tiền để họ thu gom và xử lý rác thải đó ở EU. Dự kiến, từ năm 2025, các công ty bán hàng thời trang cho người tiêu dùng EU sẽ phải thanh toán cho việc xử lý rác thải này… Sắp tới, nhiều quốc gia ở châu Âu còn ban hành thêm đạo luật về nghĩa vụ thẩm định chuỗi cung ứng, buộc các công ty phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều tiêu chuẩn hơn, nên chi phí của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn.

Nhưng, chưa cần tới quy định mà chính phủ của các nước nhập khẩu đưa ra, chính người tiêu dùng của EU có thể tẩy chay những sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng về bảo vệ môi trường và lao động. Người tiêu dùng ở EU đang có xu hướng ngày càng quan tâm đến cách làm ra sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường hay không, đối xử với người lao động thế nào… Nếu doanh nghiệp Việt không chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn xanh hóa, thì hàng hóa không thể vào EU. Hiện nay, không chỉ EU, nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Australia… cũng đang có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn này đối với hàng hóa nhập khẩu. Do đó, khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của EU, cũng sẽ có cơ sở thích ứng với những thị trường khó tính khác.

Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ thích ứng thế nào? Mặc dù quá trình chuyển đổi xanh của EU tạo ra lộ trình từng bước để chúng ta có thể dần thích ứng, nhưng quỹ thời gian không còn nhiều, có những quy định sẽ áp dụng ngay từ năm 2024 hoặc năm 2025. Vì thế, các doanh nghiệp không nên chờ đợi đến khi EU bắt đầu áp dụng, mới gấp rút ứng phó mà ngay từ bây giờ nên chủ động chuyển đổi sang sản xuất xanh. Khi doanh nghiệp nhận thức được rằng đây là thách thức và là cơ hội để đón đầu xu thế phát triển bền vững của tương lai, tăng sức cạnh tranh, họ sẽ chủ động rà soát năng lực quản trị, chuẩn bị nhân sự, chuyển đổi công nghệ, nguyên liệu sản xuất... để từ đó có những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng xanh. Để doanh nghiệp không mày mò, dò dẫm, Nhà nước nên sớm có hướng dẫn rõ ràng, xây dựng các tiêu chí để lượng hóa, cũng như có chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp có động lực chuyển đổi sang sản xuất xanh.

Link bài gốc: https://www.sggp.org.vn/thich-ung-voi-rao-can-xanh-post706584.html

Có thể bạn quan tâm

Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Đấu tranh, ngăn chặn luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam

Gần 40 năm qua kể từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc bảo đảm nhân quyền góp phần ổn định và phát triển bền vững đất nước. Việt Nam cũng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và luôn được đánh giá là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta, các thế lực thù địch không ngừng đưa ra những luận điệu xuyên tạc về việc bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam.
Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Báo chí cần được chia sẻ kịp thời

Một loạt các quy định về tài chính, thuế, chi phí... liên quan đến báo chí đã lỗi thời nhưng chưa sửa đổi đang khiến hàng vạn nhà báo đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh thu nhập; các cơ quan báo chí đã khó khăn lại càng thêm khó.
Điều tử tế còn đây

Điều tử tế còn đây

Câu chuyện tử tế được tài khoản N.N.H. kể lại trong hành trình của anh ở Côn Đảo vừa qua. Bài viết của tài khoản N.N.H., thu hút hơn 18.000 lượt thích và gần 1.000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội, chỉ với vài dòng “Đó là mấy tờ tiền 500 ngàn do ai đó đặt hòn đá lên (để không bị bay mất).
Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.
Chữa lành không thể là... trend

Chữa lành không thể là... trend

Hiện nay, nhiều hội, nhóm hay các dịch vụ tự phát liên quan đến chữa lành xuất hiện và có xu hướng trở thành điểm đến trong đời sống của một số người. Tham gia chữa lành không chỉ có giới trẻ mà cả nhiều người ở đa dạng lứa tuổi khác nhau.
Làm cao tốc, thế nào là chuẩn?

Làm cao tốc, thế nào là chuẩn?

Cao tốc không có làn dừng, không có trạm nghỉ, chỉ có 2 làn xe, tốc độ thấp... là những tồn tại dẫn đến rủi ro của hệ thống cao tốc hiện nay. Chính vì thế, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phải báo cáo kế hoạch xây dựng chuẩn cao tốc ngay trong tháng 11 này.
Kiểm soát tài xế

Kiểm soát tài xế

Mới đây, qua kiểm tra thực tế, Phòng CSGT (Công an TP.HCM) cảnh báo tình trạng tài xế sử dụng ma túy, rượu bia. Đáng lo nhất là tình trạng này xảy ra ở cả tài xế xe khách, xe tải. Nguyên nhân có phần bắt nguồn từ việc một số doanh nghiệp vận tải không thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát tài xế.
Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...
Vượt qua giới hạn bản thân, bồi đắp năng lượng mỗi ngày

Vượt qua giới hạn bản thân, bồi đắp năng lượng mỗi ngày

(GLO)- Tôi lấy làm ngạc nhiên, thích thú và cả cảm phục khi thấy các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham gia giải chạy bộ “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn”.
Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội

Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội

(GLO)- Giám sát là một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội bao gồm cả giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành pháp. Nâng cao hiệu quả giám sát là cách để Quốc hội củng cố và nâng cao quyền lực của cơ quan dân cử cao nhất của đất nước.