Thi hành án dân sự Gia Lai chuyển biến tích cực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2019, công tác thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Gia Lai gặp không ít khó khăn do số việc nhiều, số tiền lớn và liên quan đến nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn ngành, việc thi hành án đã đạt những kết quả tích cực.
Tại hội nghị tổng kết công tác THADS trên địa bàn tỉnh năm 2019, bên cạnh việc phân tích kết quả đạt được, nhiều đại biểu cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác này. Cụ thể, một trong những khó khăn dẫn đến việc thi hành án chậm là do việc kê biên, bán đấu giá tài sản nhưng không có người mua; số tiền phải thi hành án lớn dẫn đến cơ quan THADS phải trả lại đơn yêu cầu thi hành án hoặc ra quyết định chưa có điều kiện thi hành án. Bên cạnh đó, các khoản tiền tồn đọng do phạm nhân là người phải THADS hoặc thân nhân của họ tự nguyện nộp tại các trại giam nhưng trại giam chưa chuyển số tiền này vào tài khoản tạm gửi của cơ quan THADS. Một số vụ án do Tòa án chậm chuyển giao bản án nên cơ quan thi hành án không có cơ sở để thi hành.
 Lãnh đạo Cục THADS tỉnh tặng giấy khen các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: V.H
Lãnh đạo Cục THADS tỉnh tặng giấy khen các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: V.H
Để khắc phục những khó khăn đó, ông Đào Trọng Giáp-Cục trưởng Cục THADS tỉnh-cho biết: Năm qua, Cục THADS tỉnh chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, các chức danh lãnh đạo Chi cục THADS cấp huyện; tăng cường xác minh điều kiện thi hành án và tích cực đôn đốc, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Cùng với đó, ngành THADS tập trung giải quyết những vụ việc có giá trị lớn, án tồn đọng từ năm trước chuyển sang; đồng thời thực hiện tốt các đợt thi đua do cấp trên phát động. Đối với những loại án có điều kiện thi hành, cơ quan THADS phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành liên quan vận động, đôn đốc đương sự tự nguyện thi hành và tổ chức thi hành dứt điểm. Trường hợp đối tượng cố tình lẩn tránh, chống đối thì kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế và xử lý theo quy định pháp luật, bảo đảm bản án, quyết định được thực thi, góp phần giáo dục, phòng ngừa chung. “Ngay từ đầu năm, Cục THADS tỉnh đã yêu cầu các Chi cục THADS cấp huyện hàng tháng báo cáo 10 vụ việc có giá trị thi hành án lớn để có kế hoạch tháo gỡ từng vụ việc nhằm nâng cao tỷ lệ thi hành án. Đồng thời, Chi cục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh, các trại giam để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao”-ông Giáp thông tin.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nên công tác THADS trên địa bàn tỉnh đã chuyển biến tích cực. Theo đó, từ tháng 10-2018 đến tháng 10-2019, ngành THADS tỉnh đã thụ lý 16.162 việc, tăng 1.482 việc so với năm trước. Sau khi phân loại, có 11.881 việc đủ điều kiện thi hành, đến nay đã thi hành xong 9.061 việc, vượt 6,2% so với chỉ tiêu được giao. Cùng với đó, ngành THADS tỉnh cũng đã thụ lý hơn 1.441 tỷ đồng; sau khi xác minh, phân loại và ủy thác thì có hơn 598 tỷ đồng có điều kiện thi hành, tăng 81 tỷ đồng so với năm trước. Trong số có điều kiện thi hành, đến nay đã thi hành xong hơn 206 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc thi hành án đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nước cũng đạt được những kết quả khả quan. Theo đó, trong năm 2019, ngành phải thi hành hơn 10 ngàn việc, tương ứng với số tiền hơn 79 tỷ đồng; kết quả đã thi hành được hơn 6.800 việc, tương ứng với số tiền hơn 27 tỷ đồng. Tuy nhiên, một trong những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án là giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Cụ thể, trong năm 2019, thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng là 506 việc, tương ứng với số tiền 695 tỷ đồng. Đến nay, ngành THADS tỉnh mới giải quyết xong 87 việc với số tiền là 150 tỷ đồng. Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh phân tích: Tính đến cuối năm 2019, các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh có dư nợ hơn 93 ngàn tỷ đồng. 2 năm gần đây, nợ xấu chiếm gần 3%. Nhiều khách hàng khi mắc nợ đã chây ì không trả, bị đơn trốn tránh, không thi hành án, tẩu tán tài sản hoặc vắng mặt khi kê biên. Điều này không những gây khó khăn cho công tác thi hành án mà còn ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. “Nhiều vụ việc khi Tòa xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm xong thì tài sản không còn để thi hành do đương sự tẩu tán. Chính vì vậy, sau khi xét xử và bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án cần gửi sớm bản án để cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành án nhằm đảm bảo quyền lợi của các ngân hàng và tổ chức tín dụng”-ông Cư kiến nghị.
Đánh giá về công tác THADS trong thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Hoàng-Trưởng ban Chỉ đạo THADS tỉnh-nhấn mạnh: Năm qua, công tác THADS trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực, đạt hơn 76% về số việc và hơn 34% về số tiền, vượt chỉ tiêu Tổng cục THADS giao. Đây là kết quả thể hiện vai trò trách nhiệm của ngành THADS tỉnh và sự phối hợp của các địa phương, đơn vị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo, thời gian tới ngành cần tập trung phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh để đảm bảo thi hành án trên lĩnh vực ngân hàng, tín dụng đạt kết quả cao. Cùng với đó, ngành cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, tinh giản biên chế, đặc biệt là triển khai có hiệu quả công tác phòng-chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức công minh, liêm chính, cương trực và chuyên nghiệp.
 VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.