Thế trận đột phá mới của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỹ - Anh và Úc vừa công bố thành lập liên minh AUKUS để tăng cường hoạt động ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Liên quan sự kiện này, TS James Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) vừa có bài phân tích gửi đến Thanh Niên.

Tàu ngầm lớp Collins của hải quân Úc hiện gặp nhiều giới hạn. Ảnh: LEADING SEAMAN KAYE ADAMS
Tàu ngầm lớp Collins của hải quân Úc hiện gặp nhiều giới hạn. Ảnh: Leading Seaman Kaye Adams
Nằm trong thỏa thuận thành lập AUKUS, Mỹ và Anh sẽ giúp hải quân Úc (RAN) xây dựng lực lượng ít nhất 8 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) thập niên 2030. Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang ý nghĩa hoàn hảo đối với Úc, khi nước này có vị trí địa lý chiến lược, đóng ngay vành đai ngoài của Biển Đông, còn gọi là vòng cung phía nam của chuỗi đảo đầu tiên ở châu Á.
Bước ngoặt cho hải quân Úc
Lâu nay, giống như nhiều nước khác trong khu vực phía nam Thái Bình Dương, Úc gặp hạn chế về khoảng cách tiếp cận vùng biển mang vai trò trọng tâm của khu vực. Trong khi đó, đội tàu ngầm động cơ diesel - điện lớp Collins (SSK) hiện tại của RAN có thể xuất hiện ở Biển Đông, nhưng không thể hoạt động lâu tại đây vì phải quay về cảng nhà hoặc đồng minh để tiếp nhiên liệu và thực phẩm dự trữ. Nếu sở hữu SSN với động cơ chạy bằng hạt nhân có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài, hải quân Úc chỉ bị giới hạn về khả năng dự trữ thực phẩm.
Cách đây vài năm, một nghiên cứu của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (đóng tại Washington D.C, Mỹ) ước tính rằng một SSN hoạt động từ các bến cảng của Úc có thể thực hiện một cuộc tuần tra 77 ngày ở Biển Đông còn SSK thì chỉ 11 ngày. Với 6 chiếc tàu ngầm lớp Collins, RAN sẽ khó có thể xoay chuyển điều động tàu thường xuyên để hoạt động ở Biển Đông.

Tàu chiến Úc cùng tàu chiến các nước Mỹ, Pháp, Nhật trong một cuộc tập trận chung ở Đông Bắc Á. Ảnh: Hải Quân Úc
Tàu chiến Úc cùng tàu chiến các nước Mỹ, Pháp, Nhật trong một cuộc tập trận chung ở Đông Bắc Á. Ảnh: Hải Quân Úc
Như thế, SSN giúp hải quân Úc năng lực duy trì hoạt động ở các vùng biển xa, nghĩa là Washington đang hỗ trợ đồng minh Canberra tăng cường năng lực ngăn chặn xung đột hoặc chiến đấu. AUKUS hỗ trợ rất tốt cho cuộc cạnh tranh chiến lược với các cường quốc ở Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân sớm tiếp cận Biển Đông
Tuy nhiên, bên cạnh các thông tin đáng quan tâm về việc Mỹ hỗ trợ Úc phát triển SSN, còn một thông tin khác cũng tác động lớn đến khu vực.
EU công bố chiến lược Indo-Pacific
Liên minh Châu Âu (EU) vừa công bố chiến lược mới nhằm tăng cường hợp tác tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific), khu vực được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược ngày càng quan trọng đối với châu Âu. Cao ủy EU phụ trách đối ngoại và chính sách an ninh Josep Borrell cho biết EU có ý định tăng cường hợp tác với khu vực nhằm xây dựng mối quan hệ đối tác giúp củng cố trật tự quốc tế dựa trên quy tắc, giải quyết những thách thức toàn cầu và đặt nền tảng cho hồi phục kinh tế nhanh và bền vững.
Theo chiến lược mới, EU sẽ thúc đẩy cấu trúc an ninh tự do và dựa trên quy tắc cho khu vực, đảm bảo tuyến liên lạc trên biển. EU sẽ khám phá những cách mới để đảm bảo tăng cường triển khai lực lượng hải quân của các nước EU đến khu vực, hỗ trợ các đối tác Indo-Pacific trong việc đảm bảo an ninh biển, thúc đẩy xây dựng năng lực cho các đối tác trong việc chống tội phạm mạng. Bên cạnh đó, EU cũng vạch ra những mục tiêu hợp tác với các nước Indo-Pacific về các vấn đề như thương mại, y tế, dữ liệu, hạ tầng và môi trường.
EU thông báo sẽ theo đuổi hợp tác về nhiều mặt với Trung Quốc nhằm thúc đẩy giải pháp cho những thách thức chung, hợp tác trong những vấn đề có lợi ích chung và khuyến khích Bắc Kinh góp vai trò cho hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Tuy nhiên, EU cũng làm việc với các đối tác chia sẻ cùng lo ngại nhằm phản ứng những bất đồng nền tảng với Trung Quốc như về nhân quyền.
Vi Trân
Theo tờ Australian Financial Review, hải quân Mỹ có thể bắt đầu vận hành các SSN lớp Virginia từ HMAS Stirling là căn cứ của hải quân Úc tại TP.Perth (Úc). Điều này sẽ cung cấp cho Mỹ cùng các đồng minh sớm có khả năng vận hành SSN dọc theo vành đai Biển Đông. Như thế, tàu ngầm hạt nhân của liên minh AUKUS có thể kịp thời hoạt động trước khi Úc sở hữu SSN.
Động thái trên có thể bắt nguồn từ việc các lãnh đạo của Mỹ giờ đây đã tin rằng nhiều khả năng một quốc gia đang trỗi dậy ở châu Á với nhiều hành vi đáng lo ngại có thể sẽ tấn công quân sự nhằm vào Đài Loan hoặc gây ra xung đột ở Biển Đông, biển Hoa Đông trong vài năm tới.
Từ hơn 10 năm trước, trong các nghiên cứu mà tôi và đồng tác giả Toshi Yoshihara cùng nghiên cứu, chúng tôi đã nhấn mạnh việc cần đặt lực lượng của Mỹ tại Úc, bởi nhiều lý do sau.

Căn cứ hải quân HMAS Stirling nằm ở Perth. Ảnh: Hải Quân Úc
Căn cứ hải quân HMAS Stirling nằm ở Perth. Ảnh: Hải Quân Úc
Sự hiện diện quân sự của Mỹ khá thưa thớt dọc theo chuỗi đảo đầu tiên ở phía nam Okinawa. Mối quan hệ giữa Mỹ với Philippines đã trở nên khó khăn khi Philippines được lãnh đạo bởi Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đó, Mỹ rất khó để cạnh tranh ở Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan nếu không có các lực lượng đóng gần đó.
Trong bối cảnh như vậy, Úc cung cấp sự thay thế một phần cho các căn cứ của Philippines. Các căn cứ của Úc đóng ở đường nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nên lực lượng hải quân ở đây có thể dễ dàng tiếp cận các vùng biển trong khu vực. Từ căn cứ Perth, SSN có thể nhanh chóng tiếp cận sẵn sàng các eo biển đóng vai trò là cửa ngõ vào Biển Đông như Malacca, Lombok và Sunda, cũng như chính Biển Đông.
Để hoạt động ở Đông Nam Á, vị trí chiến lược của căn cứ HMAS Stirling giúp củng cố cho lực lượng Mỹ tại đảo Guam hay Nhật Bản, đối với các hoạt động tổ chức ở Đông Nam Á.
Mô hình hạm đội đa quốc gia
Bên cạnh đó, các căn cứ ở Tây Thái Bình Dương phù hợp với các khái niệm hoạt động của hải quân Mỹ như “hoạt động hàng hải phân tán”, “hoạt động ven biển trong môi trường tranh chấp”. Các chỉ huy hải quân hình dung việc chia nhỏ hạm đội thành một lực lượng gồm những tàu chiến và máy bay chiến đấu nhỏ, và sử dụng lực lượng đó kết hợp với địa lý để tăng sức mạnh trước đối thủ. Càng có nhiều căn cứ hải quân hỗ trợ một lực lượng phân tán thì càng tốt.

Chiến đấu cơ F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth. Ảnh: DVIDS
Chiến đấu cơ F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu sân bay Anh HMS Queen Elizabeth. Ảnh: DVIDS
Khi lực lượng tàu ngầm của Úc dần hình thành và các SSN của Mỹ hoạt động mạnh thì RAN bắt đầu hình thành và khi các SSN của Mỹ đóng tại Perth, hải quân của liên minh AUKUS hợp nhất các tàu ngầm thành một hạm đội đa quốc gia ở mức tối đa có thể. Bằng cách đó, họ có thể giúp các thủy thủ đoàn Úc tăng cường năng lực vận hành SSN và phối hợp với đồng minh về tác chiến trong lòng biển.
Hải quân AUKUS nên hướng đến thành lập các thủy thủ đoàn chung, điển hình như cách tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đang mang theo chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ để hoạt động ở Thái Bình Dương.
Theo James Holmes (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.