Thầy giáo truyền lửa đam mê khoa học kỹ thuật cho học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm học 2024-2025 này là năm thứ 11 thầy giáo Chu Xuân Thái công tác tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Phi Liêng (huyện Đam Rông).

Đặc biệt hơn khi đây cũng chính là môi trường hun đúc và nuôi dưỡng đam mê của mình nên thầy giáo dạy bộ môn Vật lý lại trở thành một trong những người lèo lái con thuyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật để đưa học trò chạm tay đến thế giới tri thức rộng mở hơn.

thaygiao-5271-9145.jpg
Thầy Chu Xuân Thái luôn đồng hành cùng với các em học sinh trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp

Dưới sự hướng dẫn của thầy mà chúng em được bồi dưỡng kiến thức về lập trình và tham gia nhiều cuộc thi về khoa học kỹ thuật. Chúng em cũng học thêm được nhiều thứ và cũng có nhiều trải nghiệm mà em nghĩ là không phải ai cũng có cơ hội. Mỗi người trong chúng em đều có những thế mạnh riêng, được thầy hướng dẫn phân chia công việc để phát huy khả năng đó”, em Nguyễn Thành Trung (học sinh lớp 9A3) chia sẻ.

Thầy Chu Xuân Thái chia sẻ rằng mình là người trưởng thành từ ngôi trường này nên hiểu được những thiệt thòi của các em học sinh nơi đây. So với mặt bằng chung, các em chưa được trang bị nhiều kỹ năng cũng như điều kiện để tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Bởi vậy, khi trở về trường giảng dạy bộ môn Vật lý, thầy đã nhanh chóng nhận ra sự ham học hỏi và nhạy bén từ những cô cậu học trò tinh nghịch. Với tâm huyết của mình, thầy đã đề xuất với Ban giám hiệu thành lập Câu lạc bộ Robot, cùng với các em mày mò làm ra những sản phẩm dự thi.

Dưới sự hướng dẫn của thầy Chu Xuân Thái, Thành Trung và những người bạn của mình trong câu lạc bộ đã lần lượt chinh phục giải Ba Cuộc thi I’MPOSSIBLE - Bệ phóng khởi nghiệp dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên trên toàn quốc; giải Tư Cuộc thi Lập trình và điều khiển robot lần thứ I, năm 2023; giải Ba Ngày hội STEM lần thứ nhất năm 2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức; giải Khuyến khích Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên tỉnh Lâm Đồng năm học 2022-2023; giải Ba Cuộc thi Khoa học kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng năm học 2021-2022; giải Nhì Cuộc thi Robot cấp trường, lọt vào Vòng chung kết Cuộc thi Robocon toàn quốc dành cho lứa tuổi học sinh năm 2024…

“Khi cùng với các em dành thời gian tham gia các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường, cấp tỉnh, mình thấy một sự yêu thích thực sự chứ không chỉ đơn giản là phong trào. Các em ngược lại cũng là người tiếp thêm động lực cho mình để mình kiên trì hơn”, thầy Thái chia sẻ.

Ở Trường THCS Phi Liêng, dù được sự quan tâm của các cấp và chính quyền địa phương nhưng một số điều kiện để phát triển các môn về khoa học kỹ thuật còn nhiều thiếu tốn. Thấu hiểu điều này, thầy giáo trẻ luôn cho rằng một trong những nhiệm vụ quan trọng của mình chính là người hướng dẫn phía sau, âm thầm dành sự quan tâm, thúc đẩy các em cố gắng hơn trong học tập. Chính vì vậy mà thầy sẵn sàng thức dậy lúc nửa đêm chỉ vì tin nhắn hỏi một bài tập khó của học sinh, hay dành nhiều ngày liền, cùng ăn cùng học với các em để tìm kiếm các giải pháp nghiên cứu còn dang dở. Bởi, anh nhìn thấy hình bóng mình của ngày xưa trong những cô cậu học trò bây giờ.

Thầy Nguyễn Đăng Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phi Liêng cũng chính là một trong những người thầy của nhiều giáo viên trẻ như thầy Thái đang công tác tại trường. Nhìn các thế hệ học trò dần dần trưởng thành, trở về công tác tại trường cũ và cống hiến cho phong trào giáo dục địa phương, thầy Nguyễn Đăng Hòa cũng vô cùng tự hào. Tự hào hơn, khi chính những tấm gương trong công tác giảng dạy tại trường lại trở thành tấm gương để giáo viên trẻ cố gắng noi theo. Để từ đó, không chỉ đóng góp vào thành tích chung của nhà trường mà hơn cả chính là mở ra cơ hội, động lực để các em học sinh nơi vùng sâu, vùng xa có thêm điều kiện để hiện thực hóa những ý tưởng khoa học sáng tạo, hữu ích của mình.

Cũng theo thầy Hòa, với nhiệt huyết của một giáo viên trẻ, thầy Thái luôn chủ động tìm kiếm các cuộc thi phù hợp với lứa tuổi và khuyến khích các em tham gia, thử sức mình ở những sân chơi lớn. Cùng với đó, Hội phụ huynh học sinh đã đồng hành và tin tưởng nhà trường, tạo điều kiện hết mức, hỗ trợ kinh phí để thầy trò phát triển các sản phẩm, phù hợp với các cuộc thi.

“Thành công đầu tiên của mình là trở thành đồng nghiệp với chính những người đã có công dìu dắt mình trưởng thành. Thêm nữa, trong giai đoạn bước đệm như mái trường THCS, các em học sinh của mình cũng đã được trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như nuôi dưỡng trong mình niềm đam mê nghiên cứu, học tập để các em trở thành sinh viên tại những trường đại học lớn trên cả nước. Hạnh phúc ấy chẳng có gì đong đếm được”, thầy Thái khẳng định.

Theo HỒNG THẮM (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null