Thắp sáng khát vọng 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra mục tiêu phát triển cho năm 2025, đặt nền kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng ít nhất 8% và phấn đấu tăng trưởng hai con số nếu thuận lợi.

Đây không chỉ là thách thức mà còn là khát vọng vươn lên mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

thap-sang.jpg
Sức mua nội địa tháng cuối năm cao đẩy chỉ số tiêu dùng quý IV/2024 tăng 7,54%. Ảnh: HẢI NAM

Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 2,7%-3,2% theo dự báo của IMF và World Bank, năm 2024, Việt Nam đã vươn lên trở thành một điểm sáng nhờ chính sách điều hành linh hoạt, đánh dấu hành trình phục hồi mạnh mẽ và bứt phá ngoạn mục.

Điểm sáng giữa bức tranh “u ám” toàn cầu

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng liên tục gia tăng qua từng quý, từ 5,98% trong quý I, lên 7,25% ở quý II, đạt 7,43% ở quý III và chạm đỉnh 7,55% trong quý IV. Đây là minh chứng rõ nét cho sự ổn định kinh tế vĩ mô và hiệu quả từ các chính sách điều hành linh hoạt, phù hợp.

Quý IV/2024 cũng ghi nhận sự tăng trưởng đồng đều ở các lĩnh vực chủ chốt. Tiêu dùng cuối cùng tăng 7,54%, tích lũy tài sản đạt mức tăng 7,98%, trong khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,35%. Đáng chú ý, nhập khẩu cũng tăng 13,49%, phản ánh sức mua và nhu cầu sản xuất gia tăng.

Những con số này không chỉ khẳng định sức mua nội địa mà còn thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ của năng lực sản xuất và xuất khẩu. Về quy mô, GDP theo giá hiện hành năm 2024 đạt 11.511,9 nghìn tỷ đồng (tương đương 476,3 tỷ USD), tăng 10,3% so với năm 2023. Đặc biệt, GDP bình quân đầu người đạt 4.700 USD, tăng 377 USD so với năm trước.

Trong bối cảnh đã ghi nhận những thành tựu đáng tự hào, Việt Nam tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng để bước vào năm 2025 với khát vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Nghị quyết số 18, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt mục tiêu tăng GDP ít nhất 8% vào năm 2025, thậm chí có thể lên tới 10% nếu điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề hướng tới tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.

Tuy nhiên, tại Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng hai con số ngay trong năm 2025. Đây là bước ngoặt táo bạo, thể hiện quyết tâm và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Mục tiêu này không chỉ vượt xa so với mức tăng trưởng 6,5-7% được Quốc hội đề ra, mà còn khẳng định khát vọng vươn mình của dân tộc trong kỷ nguyên mới. Là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, năm 2025 được xem như thời điểm tăng tốc, bứt phá để tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2026-2030.

Để hiện thực hóa khát vọng này, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai quyết liệt ba đột phá chiến lược, sáu nhiệm vụ trọng tâm, và 12 nhóm giải pháp chủ yếu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan cần sớm xây dựng kịch bản tăng trưởng khả thi, trong đó phấn đấu đạt mục tiêu hai con số với những giải pháp cụ thể và đột phá.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư được khuyến khích khai thác tiềm năng và lợi thế riêng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, nhưng phải bảo đảm sự thống nhất trong mục tiêu phát triển quốc gia. Đặc biệt, các địa phương đầu tàu và cực tăng trưởng cần đặt ra những mục tiêu cao hơn, trở thành động lực chính thúc đẩy tăng trưởng chung, góp phần hiện thực hóa khát vọng đưa Việt Nam tiến xa trên bản đồ kinh tế thế giới.

thap-sang2.jpg
Chú trọng đào tạo nghề để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ảnh: NAM ANH

Cơ sở vững chắc từ nội tại

Trước mục tiêu lớn mà Chính phủ đặt ra, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm khẳng định có đủ căn cứ và nền tảng để tin tưởng vào những kỳ vọng này. Theo đó, nền kinh tế đang thừa hưởng động lực tăng trưởng mạnh mẽ và sự hồi phục từ các năm trước, cùng với hệ thống thể chế, chính sách pháp luật đã được cải thiện, cùng với việc tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Cũng theo ông Tâm, trong năm 2024, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt hàng loạt luật quan trọng như Luật Đầu tư công sửa đổi, Luật Quy hoạch sửa đổi, cùng nhiều luật khác liên quan đến đầu tư và đấu thầu, tạo nền móng pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp. Năm 2025 sẽ tiếp tục có những điều chỉnh quan trọng, bao gồm sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhằm tháo gỡ các khó khăn và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Bổ sung thêm những “điểm tựa” cho giai đoạn tới, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, nhiều dự án luật quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang được hoàn thiện. Một số dự án sẽ được trình Quốc hội trong năm 2025, như Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài yếu tố thể chế, hạ tầng chiến lược cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc, hơn 1.000 km đường ven biển, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành và nâng cấp các sân bay lớn như Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Một loạt dự án khác, như đường sắt kết nối Trung Quốc, các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hay dự án đường sắt cao tốc bắc - nam cũng đang được triển khai mạnh mẽ. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang chuẩn bị đầu tư vào các công trình trọng điểm giai đoạn 2026-2030, bao gồm dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nhiều dự án chiến lược khác. Đáng chú ý, việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, được xem như một bước đi quan trọng để thu hút nguồn lực.

Vẫn còn rủi ro nhưng cũng là cơ hội

Đưa ra nhận định về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới, ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho rằng, năm 2025, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Á và thế giới. Tuy nhiên, ông cảnh báo ba rủi ro chính có thể ảnh hưởng đến triển vọng này.

Thứ nhất, tăng trưởng toàn cầu chậm lại, đặc biệt ở Mỹ, EU và Trung Quốc, cùng sự phục hồi yếu của bất động sản. Thứ hai, chất lượng tài sản ngân hàng suy giảm có thể hạn chế khả năng cho vay, ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư. Thứ ba, Việt Nam dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và thiên tai.

Ông Coppola cũng nhấn mạnh, thế giới đang thay đổi nhanh chóng, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức. Chuyển đổi công nghệ có thể thúc đẩy năng suất nhưng tạo áp lực lên việc làm, đặc biệt với nền kinh tế dựa vào lao động giá rẻ. Biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh đòi hỏi Việt Nam giảm tổn thương trước thiên tai và giảm cường độ carbon để duy trì cạnh tranh trong bối cảnh người tiêu dùng ưu tiên sản phẩm "xanh".

Ngoài ra, xu hướng tăng chi tiêu ở châu Á khi Mỹ và châu Âu giảm chi tiêu là cơ hội lớn Việt Nam cần tận dụng. Theo ông Coppola, quản lý tốt chuyển đổi công nghệ, thúc đẩy xanh hóa, nâng cao tay nghề lao động, và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và đạt tăng trưởng bền vững.

Ông Andrea Coppola đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc tận dụng công cụ tài chính và tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ phục hồi nhu cầu trong nước. Đồng thời, việc đơn giản hóa quy định để cải thiện môi trường kinh doanh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân.

Ông khuyến nghị, để duy trì tăng trưởng bền vững, Việt Nam cần tập trung cải cách vào con người, hạ tầng và thể chế. Cụ thể, cần đầu tư nâng cao tay nghề lao động, phát triển hạ tầng giao thông và năng lượng nhằm tăng năng suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc hiện đại hóa thể chế sẽ là bước đệm quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Chính phủ đang hướng tới việc xây dựng các chính sách đột phá nhằm huy động cao nhất nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả tiềm năng doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực tư nhân, với mục tiêu khu vực này sẽ đóng góp khoảng 65-70% GDP.

Theo Thùy Linh (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.