Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế tài chính đối với cơ quan báo chí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương đề nghị có lộ trình sửa đổi các quy định về thuế, phí, lệ phí, chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình báo chí.
Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Thị Thanh Hương. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Hoàn thiện cơ chế về tài chính, các quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí vấn đề được nhiều đại biểu, dư luận quan tâm. Nhiều đại biểu cho rằng, đây là yêu cầu phù hợp thực tiễn, rất cần thiết, bảo đảm các điều kiện để báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, trong bối cảnh, xu hướng và yêu cầu các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, từ đó đặt ra yêu cầu xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về cơ chế tài chính để báo chí phát triển phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại mà vẫn đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, vừa thông tin, tuyên truyền đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội.

Trên thực tế, sự phát triển của công nghệ số, truyền thông xã hội trên các nền tảng số xuyên quốc gia, doanh thu của các cơ quan báo chí cùng với những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tài chính càng khiến cho hoạt động của các cơ quan báo chí khó khăn hơn.

Chưa kể, với kinh phí sản xuất ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực, từ thù lao chi trả cho nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất... Dịch vụ báo chí là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu vì thế Nhà nước cần hỗ trợ và bảo đảm các điều kiện để báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ.

“Trong bối cảnh phải cạnh tranh với các nền tảng truyền thông xã hội khác, việc hoàn thiện cơ chế về tài chính, thông tư quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí là rất cần thiết, phù hợp thực tiễn để các cơ quan báo chí vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa thực hiện công tác thông tin đời sống xã hội. Còn định mức cụ thể sẽ phải phù hợp với từng địa bàn, địa phương, lĩnh vực và phụ thuộc yêu cầu của từng loại hình báo chí,” đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa nhấn mạnh.

Bên cạnh cơ chế giao nhiệm vụ chi thường xuyên từ ngân sách thì việc áp dụng cơ chế đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công là một nguồn lực quan trọng để tăng kinh phí cho cơ quan báo chí là đơn vị sự nghiệp công lập.

Về cơ chế đặt hàng thông tin với các cơ quan báo chí, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa cho biết, khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với các cơ quan báo chí, đã đặt ra vấn đề các cơ quan Nhà nước cần đặt hàng thường xuyên, định kỳ về công tác thông tin, tuyên truyền; bên cạnh đó là đặt hàng trực tiếp khi có những sự kiện đột xuất, chuyên đề riêng... Khi đặt hàng cần đảm bảo thực hiện theo kế hoạch và có chi trả phù hợp theo quy định để các cơ quan báo chí hoạt động, triển khai hiệu quả. Từ đó đặt ra yêu cầu khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện các thông tư quy định về định mức kinh tế-kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí, bảo đảm tính đúng, tính đủ chi phí; sửa đổi quy định cơ chế đặt hàng, kiểm soát việc đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công từ nguồn ngân sách nhà nước đối với cơ quan báo chí.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng, bối cảnh đó yêu cầu các cơ quan báo chí phải nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới hoạt động, công tác thông tin tuyên truyền; từ đó nâng cao sự phối hợp giữa báo chí và các cơ quan, đơn vị.

Trước đó, thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 29/5 về tình hình kinh tế-xã hội, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (An Giang) cũng đề nghị cần khẩn trương tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về cơ chế tài chính đối với các cơ quan báo chí.

Đại biểu cho biết, báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thẩm tra kết quả phát triển kinh tế xã hội cho thấy, thời gian qua, Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo quyết liệt, quan tâm tháo gỡ khó khăn, góp phần nâng hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định liên quan đến định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng đơn giá để thực hiện đặt hàng, đấu thầu trong lĩnh vực báo chí vẫn còn nhiều vướng mắc.

Theo đại biểu Trần Thị Thanh Hương, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số truyền thông xã hội trên các nền tảng số xuyên quốc gia đặt ra nhiều thách thức và khiến doanh thu các cơ quan báo chí ngày càng sụt giảm.

Trong khi đó, kinh phí sản xuất ngày càng tăng trên tất cả các lĩnh vực, từ thù lao chi trả cho nhân viên, tổ chức sản xuất đến chi phí bản quyền, nhưng định mức tối đa chưa bắt kịp với tình hình thực tế, khiến hoạt động của cơ quan báo chí đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

Từ đó, đại biểu kiến nghị: “Xuất phát từ tình hình thực tế, kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện để ban hành sớm các thông tư quy định về định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí, đảm bảo tính đúng, tính đủ, đồng thời sửa đổi quy định về cơ chế đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các cơ quan báo chí.”

Bên cạnh đó, đại biểu đoàn An Giang đề nghị có lộ trình sửa đổi các quy định về thuế, phí, lệ phí, chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí phù hợp với đặc thù hoạt động của từng loại hình báo chí.

Đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra và các cơ quan báo chí đang từng ngày, từng giờ mong mỏi việc hoàn thiện các quy chế về cơ chế tài chính để tạo điều kiện cho báo chí Việt Nam ngày càng phát triển, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội.

Hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đang triển khai lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về quy trình xây dựng thẩm định và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mục tiêu xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá (đơn giá) dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực báo chí, đồng thời làm căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xác định giá sản phẩm dịch vụ công trong lĩnh vực báo chí thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.