Tháo chạy khỏi "làng ung thư"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Bây giờ ai cũng tìm cách bán đất bán nhà để đi chỗ khác sống cho an toàn, nhưng bán cũng không ai mua. Ai dại gì mà vào vùng gần khu công nghiệp, nhiều ô nhiễm và bệnh tật như vầy để ở” - ông Nguyễn Đủ, trưởng thôn Mỹ Bình thở hắt ra rồi vò đầu bắt đầu câu chuyện với khách.

Khu dân cư Mỹ Bình và Vĩnh Đại (xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) nhiều năm nay sống gần Khu kinh tế mở Chu Lai. Dù cơ quan chức năng thông tin rằng tỷ lệ người chết vì ung thư tại làng là trong ngưỡng an toàn, không đáng báo động, nhưng chứng kiến nhiều cái chết của người trong làng và hằng ngày phải sống chung với ô nhiễm người dân nơi đây không khỏi hoang mang, tìm cách chạy khỏi nơi mình đang sống.

 

Nhiều ngôi nhà khóa cửa bỏ hoang vì lo sợ ô nhiễm, bệnh tật.
Nhiều ngôi nhà khóa cửa bỏ hoang vì lo sợ ô nhiễm, bệnh tật.

Ám ảnh những cái chết vì ung thư

Trưởng thôn Nguyễn Đủ thông tin, mỗi năm có khoảng 20 người chết, đa số mắc bệnh ung thư. Từ đầu năm tới giờ có 4 người chết, hiện còn 5 người mắc bệnh ung thư giai đoạn 2 và giai đoạn 3. Có gia đình cả vợ chồng đều chết vì bệnh ung thư. Có cả những cái chết trẻ của những em tuổi chỉ vừa độ trăng tròn.

Đã 7 năm trôi qua, nhưng cái chết của con gái vì mắc bệnh ung thư vẫn là nỗi đau không thể nguôi đối với chị Phạm Thị Thùy Trang (43 tuổi, ở thôn Vĩnh Đại, xã Tam Hiệp). Chị kể, năm 2004 gia đình chị chuyển về đây sống, 6 năm sau con gái chị là Võ Phan Diễm Trinh phát hiện bị mắc bệnh ung thư máu. Thương con, vợ chồng chị vay mượn đưa con ra Huế để chữa trị. Biết mắc phải bệnh ung thư xem như thần chết đã gõ cửa, nhưng rồi cố được chút nào cứ cố, có thể là kéo dài sự sống thêm được ít ngày. Dẫu không biết bao lần chị khóc hết nước mắt, nghẹn ngào nhìn con cứ héo dần trên giường bệnh, rồi quặn mình trước những cơn đau. 3 tháng sau bé Trinh mất, lúc em vừa bước sang tuổi 15.

Thương xót con, chị Trang trầm cảm. Phải mất 3 năm sau đó với sự động viên của chồng, người thân và khi biết mang bầu đứa con thứ hai chị mới cố vực dậy tinh thần. Nhưng nỗi sợ căn bệnh ung thư quái ác vẫn ám ảnh vào cả trong giấc mơ của chị.

Hai vợ chồng bàn bạc phải đến nơi khác sống, nhưng treo bảng bán nhà thì không ai mua, chị đành ráng nán ở thêm thời gian làm lụng tích cóp. “Mới đây vợ chồng chị mua được mảnh đất ở thị trấn Núi Thành sắp tới vay mượn thêm ít để dựng nhà rồi chuyển ra đó sống. Ngôi nhà này chưa bán được thì cứ tạm bỏ đó đã”, chị nói.

Vợ chồng ông Lê Văn Tụ (48 tuổi) đều chết vì bệnh ung thư. Cuối năm 2005 ông phát hiện ung thư, chỉ sau vài tháng điều trị, đến tháng 7/2006 thì ông mất. Thờ chồng được vài năm, đến năm 2014 bà thấy sức khỏe suy sụp, khám, phát hiện mình cũng bị ung thư và chết sau 1 năm chạy chữa. Sau cái chết của vợ chồng ông, người em trai sợ quá nên dọn sang căn nhà kế bên để ở. Căn nhà trở nên trống hoác, lạnh lẽo.

 

Chị Phạm Thị Thùy Trang đau buồn trước cái chết của đứa con gái mới tròn 15 tuổi do mắc bệnh ung thư.
Chị Phạm Thị Thùy Trang đau buồn trước cái chết của đứa con gái mới tròn 15 tuổi do mắc bệnh ung thư.

Những căn nhà hoang lạnh, cửa khóa im ỉm không hiếm ở làng này. Ông Đủ nói, ai có điều kiện đều đã chuyển đến nơi khác sống, khó lắm phải ở lại nơi đây với nơm nớp lo sợ, không biết bao giờ thần chết gọi tên mình. Không ít lần ông cũng nuôi ý định chuyển đến nơi khác sống nhưng tài sản duy nhất là gian nhà này trong khi rao bán chẳng ai mua. “Mình già rồi không nói, nhưng còn con cái. Nhìn đâu cũng thấy bụi, ô nhiễm làm sao mà yên tâm. Người chết vì ung thư cũng cứ tăng lên mỗi ngày” - ông thở dài.

7 ống khói “vây” 1 khu dân cư

Thôn Mỹ Bình có tất thảy 450 hộ, gần 1.000 dân sinh sống. Thôn Vĩnh Đại có hơn 500 hộ với khoảng 1.800 nhân khẩu. Trước năm 2003 người dân sống rải rác ở nhiều thôn, khi xây dựng khu công nghiệp Chu Lai thì dồn dần lại.

Thấy khoảng cách khu dân cư với các nhà máy quá gần, nhiều lần dân kiến nghị giải tỏa khu này để đến nơi khác sống vì ô nhiễm nhưng vẫn không có giải pháp nào được đưa ra để giải thoát. Ông Đủ chỉ tay về phía trước làng, đếm. Có ít nhất 7 công ty, nhà máy vây quanh khu dân cư này. Khoảng cách gần nhất từ nhà máy tới khu dân cư chỉ khoảng 200 mét.

 

Khu dân cư Mỹ Bình và Vĩnh Đại sát gần các nhà máy trong KCN.
Khu dân cư Mỹ Bình và Vĩnh Đại sát gần các nhà máy trong KCN.

“Không biết độ an toàn đến đâu, chứ như mắt thường chúng tôi nhìn thấy thì nào khói bụi, nào mùi hôi nồng nặc, nhiều nhà máy còn tận dụng trời mưa để xả thải. Nước mương đen ngòm, cá trong hồ nuôi cũng không sống nổi. Có đợt cả tấn cá chết vì ô nhiễm” - ông Đủ nói. Người dân nhiều lần kiến nghị mong muốn được giải tỏa đi nơi khác nhưng kiến nghị năm này qua năm khác vẫn không có một giải pháp nào. Nhiều người có tiền tự giải thoát cho mình, chuyển đến nơi khác sống. Số còn lại có muốn chuyển đi cũng chịu vì nhà cửa đất đai rao bán nhưng không thể bán được.

Ông Nguyễn Đức Anh – Phó Chủ tịch UBND xã Tam Hiệp cho biết, thực tế số lượng người chết do mắc bệnh ung thư tại khu dân cư Mỹ Bình và Vĩnh Đại hằng năm rất nhiều. Sau khi có phản ánh của người dân và địa phương nhiều lần có ý kiến, cơ quan chức năng lập đoàn khảo sát, kiểm tra đánh giá tác động môi trường. “Sau khi khảo sát thì họ nói tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tại địa phương qua so sánh thì trong phạm vi cho phép, không đáng báo động. Tuy nhiên, cũng không có đánh giá gì về nguyên nhân do ô nhiễm nước hay môi trường” - ông Anh nói.

Theo ông Anh, việc quy hoạch khu dân cư Mỹ Bình và Vĩnh Đại như hiện nay là rất bất hợp lý, không khoa học bởi dân sống rất gần các nhà máy, công ty của khu công nghiệp. Không ít lần người dân kéo lên tận cổng công ty để phản đối việc gây ô nhiễm. Dù đã có nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên một số công ty vẫn lợi dụng trời mưa để xả thải gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bà con.

Người dân đã nhiều lần phản ánh đề nghị được bồi thường tái định cư di dời đi nơi khác, chính quyền cũng có kiến nghị với cấp trên nhưng đến bây giờ cấp trên chưa có trả lời bằng văn bản. Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng đất sắp tới khu hậu cần cảng Chu Lai được mở rộng, cùng với đó sẽ mở rộng tuyến đường qua đây nên người dân có thể hy vọng giá đất sẽ tăng để bà con có đường dời đi. Trước mắt là ổn định tinh thần.

Đề xuất đình chỉ 2 công ty vi phạm về môi trường

Trung tâm phát triển hạ tầng (thuộc Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai) vừa có văn bản kiến nghị BQL Khu Kinh tế mở Chu Lai đình chỉ hoạt động đối với dự án Nhà máy chế biến thủy sản và sản xuất heo sữa – Cty CP Việt Hoa và đối với Cty TNHH thủy sản Trung Hải (đóng tại Khu kinh tế mở Chu Lai, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) do vi phạm môi trường trong quá trình hoạt động.

Cụ thể, qua kiểm tra đối với Cty CP Việt Hoa hoạt động giết mổ heo sữa với số lượng trung bình 1.600 con/ngày nhưng Cty chưa tiến hành đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải nội bộ và thoát trực tiếp nước thải giết mổ heo ra cống thoát nước mưa của KCN. Qua kiểm tra, trong 10 chỉ tiêu phân tích, chỉ có 1 chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, các chỉ tiêu còn lại vượt từ 3 – 36 lần, đáng chú ý có chỉ tiêu Coliform vượt đến 260.000  lần so với quy chuẩn xả thải mà Cty cam kết trong hồ sơ ĐTM của dự án. Vì vậy, Trung tâm phát triển hạ tầng đề nghị BQL KKT mở Chu Lai đề xuất Sở TN&MT xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Cty CP Việt Hoa về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật với tổng số tiền 370 triệu đồng. Đồng thời đề xuất đình chỉ hoạt động của công ty cho đến khi công ty hoàn thiện hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình xử lý nước thải theo đúng cam kết.

Đối với Cty TNHH thủy sản Trung Hải, qua kiểm tra các đợt cho thấy hệ thống xử lý nước thải của Cty không đảm bảo, nước thải rò rỉ chảy ra môi trường, thấm vào đất, đồng thời hệ thống xử lý nước thải chưa được kiểm tra xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động theo hồ sơ môi trường Cty đã cam kết. Tồn tại về công trình xử lý nước thải của Công ty TNHH thủy sản Trung Hải kéo dài và chây ì trong việc khắc phục.

Ngoài ra, để kiểm soát tất cả các hoạt động về môi trường trong KCN, hậu cần cảng Tam Hiệp, Trung tâm phát triển hạ tầng cũng đề nghị BQL Khu Kinh tế mở Chu Lai thành lập tổ kiểm tra yêu cầu các doanh nghiệp đang hoạt động lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình xử lý môi trường trước khi đưa dự án vào hoạt động để tránh tình trạng xả thải sai quy định.

Hoài Văn/tienphong

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.