Thanh long ruột đỏ: Làm giàu cho nhà nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Nếu có đầu ra ổn định thì tính về hiệu quả kinh tế, khó có cây trồng nào qua thanh long”-anh Nguyễn Đức Hoàng, chủ nhân 500 gốc thanh long ở thôn 1, xã Tân Sơn, TP. Pleiku khẳng định như vậy sau hơn 3 năm gắn bó với loại cây này.

Vốn là người con của xứ sở thanh long-vùng đất Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), trong những lần về thăm quê, anh Hoàng nuôi ý tưởng đưa loại cây này lên Pleiku trồng thử.

Năm 2000, mua lại 3 ha đất bãi hoang, vợ chồng anh bắt tay xây dựng một trang trại nhỏ. “Tôi thấy đất pha cát hợp nhất với cây thanh long quê tôi. Tôi với vợ con làm ngày làm đêm, san lấp ao, gò, làm trụ trồng 500 trụ thanh long, trong đó chủ yếu là thanh long ruột đỏ. Chỉ sau 1 năm, thanh long cho thu hoạch, trái to, sai chi chít, ngọt lừ…”- anh Hoàng, tâm sự.

 

Chị Nga thu hoạch thanh long. Ảnh: L.H
Chị Nga thu hoạch thanh long. Ảnh: L.H

Đến nay, 500 gốc thanh long trung bình mỗi gốc cho thu hoạch 50-70 kg quả/năm, những trụ ổn định từ 3 năm trở lên có thể cho thu trên 100 kg quả/năm. Trung bình mỗi trái đạt 0,5-0,8 kg, cá biệt có những trái đạt trên 1 kg, thương lái tới tận nhà mua hàng, đặc biệt là đối với thanh long ruột đỏ. “Ngày thường giá rẻ, họ mua 20-30 ngàn đồng/kg, dịp lễ, Tết 40-50 ngàn đồng/kg”-chị Thái Thị Thanh Nga-vợ anh Hoàng, phấn khởi khoe. Tính trung bình, mỗi năm gia đình anh chị thu về 700-800 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm của anh Hoàng, thanh long ruột đỏ là cây ưa nhiệt và sống khỏe trên đất cát. Tây Nguyên về mùa mưa mưa nhiều và kéo dài khiến cây dễ bị úng chết, bởi vậy phải làm ụ thoát nước cho thanh long. Anh còn mua 7 con bò về nuôi, vừa bán thịt, vừa lấy phân bón vườn thanh long. “Thanh long dùng phân hữu cơ sẽ cho cây khỏe, ít sâu bệnh và chất lượng trái đậm đà hơn”-anh Hoàng nói. Vợ chồng anh cải tạo một phần diện tích để trồng lúa và luân phiên các loại hoa màu như: bắp, bí đỏ…  tăng thêm thu nhập. Rơm rạ là nguồn thức ăn dự trữ cho đàn bò, kể cả thân cây thanh long già cỗi hay cành chồi cắt bỏ.

Để trồng thành công cây thanh long ruột đỏ, theo anh Hoàng có thể dùng trụ bê tông, trồng 4 thân chia đều theo 4 hướng, nên cắt bỏ phần thịt của dây thanh long giống, chỉ giữ lại phần lõi giữa để tránh úng thối làm chết cây. Mùa mưa nên để ý khơi thông nước, tránh tù đọng; mùa khô tưới nước phù hợp, dùng cỏ hoặc rơm để ủ giữ ẩm gốc cây. Nên tỉa cành sao cho tán cây tỏa đều, cắt tỉa theo nguyên tắc “1 mẹ-2 con” (1 cành mẹ-2 cành con). Khi thanh long ra bông, chỉ nên duy trì 1 trái/dây thanh long để cho quả mạnh nhất, chất lượng ngon nhất. “Vợ chồng tôi cũng đã nghiên cứu và ép cho thanh long ra trái lệch vụ để bán được giá hơn”- anh Hoàng cho biết.

…Nếm thử trái thanh long mềm và ngọt mát giữa trưa tháng 6 nắng chói chang, chúng tôi thầm khâm phục ý chí, sự cần cù, chịu khó cũng đồng thời vui lây với niềm vui của vợ chồng người nông dân biến đất cằn nở hoa này. Thành công từ mô hình trồng thanh long của vợ chồng anh Hoàng-chị Nga là kinh nghiệm quý cho nhiều nhà nông khác.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm