Tháng 3/2024 bắt đầu thi công mở cửa hầm Phượng Hoàng, thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ông Dương Đình Mạnh, Giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 1, Dự án thành phần 2 thuộc Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 cho biết, tháng 3/2024 sẽ bắt đầu triển khai thi công mở cửa hầm Phượng Hoàng.

Đồng thời đặt mục tiêu đào thông hầm Phượng Hoàng vào tháng 4/2025; hoàn thành thi công hầm này vào tháng 6/2026; hoàn thành các công trình cầu và tuyến vào tháng 10/2026 và hoàn thành toàn bộ gói thầu vào tháng 12/2026 (trước 6 tháng so với kế hoạch đưa ra, thời hạn hợp đồng là tháng 6/2027).

Hầm Phượng Hoàng thuộc gói thầu số 1 của Dự án thành phần 2, có chiều dài 1,7 km – đây là hạng mục quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ của toàn Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột.

Một mũi thi công của gói thầu số 1 Dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Một mũi thi công của gói thầu số 1 Dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Gói thầu số 1 Dự án thành phần 2 có tổng chiều dài 11 km (từ Km32+000 đến Km43+000) bao gồm hầm Phượng Hoàng (Km32+146 – Km33+900), 10 cầu trên tuyến và 5,6 km đường và công trình trên tuyến; điểm đầu gói thầu tại Km32+000 (điểm cuối của Dự án thành phần 1 thuộc địa phận thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa – điểm cuối gói thầu tại Km43+000 thuộc địa phận huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk.

Tổng mức đầu tư 3.083 tỷ đồng (gồm hầm Phượng Hoàng 1.438 tỷ, 10 cầu 983 tỷ; 5,6 km đường và các công trình trên tuyến 485 tỷ).

Gói thầu số 1 do Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư, Liên danh Công ty Cổ phần (CTCP) tập đoàn Đèo Cả - CTCP xây dựng Đèo Cả thi công xây dựng. Hiện mặt bằng đã bàn giao được 9,6/11 km, đạt 91%, trong đó mặt bằng tiếp cận thi công được là 4 km.

Được biết, Dự án thành phần 2 có tổng chiều dài gần 37 km, đi qua địa phận thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) và 3 huyện của tỉnh Đắk Lắk gồm: M’Đrắk, Krông Bông và Ea Kar.

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.