Thâm nhập đường dây mang thai hộ: 'Trại nuôi bà bầu' bên kia biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Mỗi phụ nữ tham gia vào đường dây mang thai hộ, nếu may mắn thành công ở lần đặt phôi đầu tiên sẽ sống trong những căn hộ như tù giam lỏng chờ ngày sinh nở. Nếu đặt phôi không thành công, đủ loại thuốc kích trứng, thuốc dưỡng niêm mạc, thuốc giữ phôi tiêm vào người để chờ lần sau.
 
Xe khách Ninh Quỳnh đưa phụ nữ mang thai hộ lên Lạng Sơn
Lên đường
Khi nhắn tin qua tài khoản của một “cò mồi” tìm người mang thai hộ (MTH) Quảng Châu tên Thu Ruby, chúng tôi được chào mời nhiệt tình. Chỉ cần mang theo vài bộ quần áo, chứng minh thư gốc, đường dây này sẽ đưa sang Trung Quốc kiểm tra sức khoẻ và cấy phôi. Mọi liên lạc được trao đổi qua mạng xã hội Zalo với tên tài khoản Quỳnh Anh - người tự giới thiệu đang quản lý các bà bầu tại Quảng Châu. Người phụ nữ này giới thiệu có chồng làm tại bệnh viện chuyên điều trị hiếm muộn ở đây.
Hai ngày trước khi lên đường, Quỳnh Anh yêu cầu tôi gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân và liên tục liên lạc qua Zalo để thuyết phục. Cứ một giờ đồng hồ nếu không thấy tôi vào zalo, Quỳnh Anh gọi điện bằng số điện thoại từ Trung Quốc về để giục.
Chiều 25/3/2019, biết tôi từ quê ra Hà Nội, Quỳnh Anh liên tục gọi điện, nhắn tin hỏi thời gian tôi đến bến xe Giáp Bát. Dù ở Quảng Châu nhưng Quỳnh Anh có đường dây chuyên đưa đón phụ nữ từ các nơi tập trung tại Hà Nội và lên xe đi Lạng Sơn. Quỳnh Anh sắp xếp chuyến đi gồm 3 người, tôi, một phụ nữ từ TPHCM bay ra và một phụ nữ từ Phú Thọ xuống.
Khi tôi ngỏ lời ở nhà bạn một đêm, sáng 26/3 sẽ đến chỗ xe đón để đi Lạng Sơn nhưng Quỳnh Anh cương quyết: “Em phải qua nhà nghỉ chị thuê ở với 2 bạn còn lại, không được ở chỗ nào khác. Xe khách dừng ở bến xe Giáp Bát, chị cho người đón em”.
Sáng hôm sau khi trời mờ tối, chúng tôi  phải tập trung ở bến xe khách Mỹ Đình. Lái xe limousin của nhà xe Ninh Quỳnh gặp với ánh mắt dò xét và hỏi có phải người của chị Quỳnh Anh hay không? Sau đó, xe đưa chúng tôi đưa sang điểm tập kết ở Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) và thẳng theo quốc lộ 1A lên cửa khẩu Hữu Nghị. Cả hành trình, Quỳnh Anh yêu cầu chúng tôi chụp ảnh, nhắn tin hỏi thăm, dặn dò ăn uống, tranh thủ nghỉ trên xe lấy sức. Gần 10h sáng, xe khách Ninh Quỳnh trả chúng tôi ngồi chờ tại bến Xuân Cương, giáp cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).
Ngồi chờ đến 11h30, một người đàn ông chạy xe ôm từ hướng cửa khẩu Hữu Nghị đi ra, ánh mắt lấm lét nhìn quanh dò xét. Người xe ôm này cấp tốc giục chúng tôi xếp gọn ba lô, thùng đồ lên xe máy rồi luồn lách giữa đoàn xe container chờ giao hàng, tiến về đường mòn thuộc bản Nà Bàn (xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) để chờ 12h trưa vượt qua mốc biên giới.
Dù chở hai người cùng ba lô quần áo, nhưng người xe ôm vẫn liên tục đảo mắt qua gương chiếu hậu. Khi thấy người lạ trên chiếc xe máy chạy phía sau, người đàn ông này ngay lập tức đưa chúng tôi rẽ tạm vào nhà người dân.
Trong lúc ngồi nghỉ, người xe ôm cho biết sẽ đưa chúng tôi đến đường mòn, dắt đi bộ khoảng vài trăm mét qua cột mốc biên giới. Phía bên kia đường biên, một người phụ nữ tên Lan đón chúng tôi, mua sim điện thoại của Trung Quốc, đặt taxi đưa đến nhà xe Bằng Tường để đi Quảng Châu.
“Trên xe khách, lái xe dặn gì thì làm theo, đến trạm nghỉ không được tự ý đi vệ sinh, vì có thể bị công an Trung Quốc bắt, giam giữ bất cứ khi nào. Nếu không may bị bắt, cứ nói mình đi làm công nhân, đừng nói đi mang thai hộ mà tội nặng hơn. Công ty sẽ tìm cách chuộc mọi người ra nên nếu bị bắt, cháu đừng lo quá”, người xe ôm dặn dò.
 
Nơi ở của các bà bầu mang thai hộ Quảng Châu (Trung Quốc, ảnh cắt từ video)
 “Tù giam lỏng”
Những ngày ở cùng phòng trọ của môi giới chờ khám, ngoài chị Thuý, tôi còn ở cùng chị Hiền - một người có kinh nghiệm MTH ở Quảng Châu. Phòng trọ của chúng tôi vỏn vẹn chiếc giường đôi, một bình nước lọc. Hàng ngày đến bữa ăn, chúng tôi sẽ xuống ăn ở căn phòng phía dưới của môi giới với đầy đủ bếp, bát đũa.
Trước đây, chị Hiền từng sang Quảng Châu MTH, khi trở về thì số tiền công không đủ trang trải nợ nần. Bẵng đi một thời gian, ở tuổi ngoài 30, chị Hiền quyết định liều thêm một phen dù biết “bà chửa cửa mả” để mong kiếm được chút vốn liếng làm ăn bởi không học vấn, kỳ cạch làm công nhân, không biết bao giờ chị mới trả hết số tiền nợ vay cho cha chữa bệnh.
Ánh mắt xa xăm, chị Hiền nhớ lại tháng ngày sống trong “trại nuôi bà bầu” ở Quảng Châu. Để bình yên qua được 8 tháng mang bầu, nguyên tắc tuyệt đối phải ngoan, chỉ cần ăn, ngủ, đi khám định kỳ. Những người cho thuê bụng như chị Hiền vẫn được sử dụng điện thoại, sử dụng zalo để liên lạc với người thân bạn bè nhưng phải cực kỳ cẩn trọng. Bởi trên tính năng zalo bên Quảng Châu có chức năng định vị chính xác. Nhiều bà bầu vượt biên đã bị công an Trung Quốc ập vào bắt và tạm giam với cuộc sống khổ cực trong nhà giam khi bụng bầu to vượt mặt.
Lần đầu sang Trung Quốc mang thai hộ, sau khi đặt phôi, chị phải tiêm thuốc dưỡng thai. Những mũi tiêm chọc thẳng vào bắp hoặc mông - tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Ở cùng khu với chị Hiền, nhiều phụ nữ đặt phôi lần đầu không thành công phải tiêm thuốc kích thích rụng trứng để tiếp tục đặt phôi lần kế tiếp.
Mỗi khu nhà là các căn hộ chung cư trên một mặt sàn, có người quản lý. Họ quan sát, kiểm tra sát sao các bà bầu, và việc chụp ảnh bị cấm tuyệt đối để tránh lọt thông tin ra bên ngoài. Đến giờ ăn, người nấu ăn của Trung Quốc sẵn sàng cho bà bầu. Mỗi đợt có công an kiểm tra, bà bầu cứ ngồi im trong phòng để tránh bị bắt. Lo lót cho công an đã có quản lý.
Vị khách duy nhất ghé thăm bà bầu chính là bố mẹ của phôi thai đang mang trong mình. Gia đình tốt bụng, bồi dưỡng tiền cho, gia đình không tốt bụng không có gì. Từ 10 - 12 tháng kể từ khi đặt phôi, những phụ nữ quanh quẩn trong 4 bức tường chung cư, không người thân, không bạn bè, lầm lũi như xác không hồn chờ cái thai trong bụng lớn theo từng ngày.
Sau khi thu thập được cơ bản thông tin, để đảm bảo an toàn, lấy lí do cá nhân, tôi tìm cách trốn khỏi tầm kiểm soát của người quản nhà để báo lực lượng biên phòng Việt Nam ngăn chặn...
“Ở bên đó, mình như những rô bốt lầm lũi trong trại nuôi bà bầu chờ cái thai lớn dần. Những phụ nữ được phân ra từng khu khác biệt. Khu dành cho người chờ cấy phôi, khu dành cho người mang thai 3 tháng đầu, khu dành cho người mang thai 3 tháng giữa và khu cho người mang thai 3 tháng cuối, chờ sinh”
 Chị Hiền - một phụ nữ từng MTH ở Quảng Châu

  (còn nữa)

Nhóm PV Kinh tế (TP)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.