Thăm khu mộ nhà giáo Nay Der

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thầy giáo Nay Der là niềm tự hào của cộng đồng người Jrai ở khu vực phía Đông Nam tỉnh nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung. Khu mộ nhà giáo Nay Der (số 01 Đào Duy Từ, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. 
Khu mộ nhà giáo Nay Der tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 1.000 m2. Từ phía cổng khu mộ đi vào là tấm bia giới thiệu sơ lược về nhà giáo Nay Der. Phía sau tấm bia là phần mộ của ông với diện tích khoảng 114 m2.
Mộ của nhà giáo Nay Der được xây dựng theo kiểu nhà mồ truyền thống của người Jrai. Trừ phần vật liệu bằng gạch, vữa thay gỗ ván để tăng tuổi thọ công trình thì kiến trúc gần như được giữ nguyên vẹn. Phần mộ chính được đặt nằm dưới phần mái nhà mồ kiên cố, có 4 mái chính hình tam giác chụm lại dần với nhau trên cột kut cao vút. Ở viền của các phần mái giao nhau có trang trí hoa văn. Ngoài ra, ở 4 góc của khu mộ còn có hình mô phỏng tượng nhà mồ-một nét văn hóa tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Jrai.
Điểm nhấn trong khu mộ chính là bức tượng toàn thân của nhà giáo Nay Der ngồi xoay mặt về hướng Tây, ung dung đọc sách trong tư thế chống cằm, khuôn mặt toát lên vẻ nhân hậu, minh triết. Tượng do nhà điêu khắc Trần Quý Kháng thực hiện vào năm 1992, được làm bằng xi măng phủ màu nhũ đồng, cao khoảng 1,4 m, đặt trên bệ cao 0,5 m, lát đá granite. Một cây xoài cao lớn, đang vào độ sai trĩu quả phủ bóng mát lên một góc khu mộ. Không gian xung quanh khu di tích có nhiều bóng cây xanh mát.
Quang cảnh Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh Khu mộ nhà giáo Nay Der-ảnh P.V
Quang cảnh Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh Khu mộ nhà giáo Nay Der. Ảnh: Phương Vi
Dù không có nhiều hiện vật được trưng bày tại khu mộ, song những thông tin được thể hiện ở bia lược sử cũng như tại nơi đặt bức tượng, mọi người vẫn có thể hình dung được phần nào về thân thế, sự nghiệp của người trí thức đầu tiên của cộng đồng dân tộc Jrai, người sáng lập ra bộ chữ viết của người Jrai.
Bà Đặng Thị Thanh Vân-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Ayun Pa-cho biết: “Cuộc đời và sự nghiệp của nhà giáo Nay Der đã được các nhà nghiên cứu lịch sử tìm hiểu kỹ lưỡng qua các nhân chứng, tài liệu được lưu giữ. Không chỉ là trí thức đầu tiên của người Jrai, ông còn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và có vai trò to lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số miền Nam trong giai đoạn tập kết ra miền Bắc. Cả một đời gắn bó, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, ông đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu, huân, huy chương quý giá”.
Cùng tôi dạo bước tham quan khu di tích yên bình nằm giữa lòng thị xã Ayun Pa nhộn nhịp, thắp một nén nhang lên phần mộ của cụ Nay Der, anh Vũ Xuân Hùng (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) bày tỏ: “Dù không phải là người Jrai, nhưng tôi vẫn cảm thấy tự hào khi nhà giáo Nay Der là người con của vùng đất phía Đông Nam tỉnh. Sau khi tìm hiểu về cuộc đời cũng như những khó khăn, vất vả mà người thầy giáo Jrai đã vượt qua, tôi càng thấy khâm phục. Đây sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ người Jrai nói riêng, cộng đồng các dân tộc noi theo, lấy đó làm động lực để cố gắng hơn trong công việc, học tập”.
Còn ông Ma Trang (buôn Tang, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) luôn lấy làm vinh dự khi Krông Pa là quê hương của thầy giáo Nay Der, thầy luôn là tấm gương để ông nhắc nhở các con của mình vượt qua khó khăn, chăm chỉ học hành.  
Anh Vũ Xuân Hùng (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) chăm chú đọc những thông tin về cuộc đời của nhà giáo Nay Derghi trên tấm bia đặt tại khu di tích. Ảnh: Phương Vi
Anh Vũ Xuân Hùng (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) chăm chú đọc những thông tin về cuộc đời của nhà giáo Nay Der ghi trên tấm bia đặt tại khu di tích. Ảnh: Phương Vi
Hiện nay, Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ, bảo quản và trưng bày nhiều hiện vật liên quan nhà giáo Nay Der, trong đó có Huân chương Kháng chiến hạng nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng vì đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Huân chương Độc lập hạng nhì được Hội đồng Nhà nước tặng vì có nhiều cống hiến trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc; thẻ đảng viên, cây gậy do một người bạn ở Trung Quốc tặng ông nhân chuyến công tác tại đây… Những hiện vật tại Bảo tàng tỉnh cùng với khu di tích đem lại cái nhìn đầy đủ hơn, khẳng định những cống hiến to lớn của thầy giáo người Jrai này.
Chị Nguyễn Thị An-Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) cho hay: “Các hiện vật liên quan đến nhà giáo Nay Der được Bảo tàng tỉnh trưng bày thường xuyên. Thời gian qua, nhiều học sinh và người dân trong tỉnh cũng thường xuyên đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của nhà giáo Nay Der. Tấm gương của ông đã khiến du khách khắp nơi cảm động”.   
Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Ayun Pa cho biết thêm: “Di tích khu mộ nhà giáo Nay Der là nơi giáo dục truyền thống yêu nước và hiếu học. Di tích là nơi để các thế hệ bày tỏ lòng tôn kính đối với ông, khơi gợi cảm xúc, gìn giữ giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của tỉnh nói chung và người Jrai nói riêng. Do đó, ngày càng có nhiều người dân và học sinh chọn nơi đây làm điểm “về nguồn”, tìm hiểu, giáo dục truyền thống”.
Không chỉ vậy, đoàn viên, thanh niên thị xã cũng thường xuyên đến dọn vệ sinh, giữ gìn khuôn viên di tích luôn sạch đẹp. Thị xã Ayun Pa đã bố trí kinh phí thường niên để phục vụ việc tu bổ, tôn tạo khu di tích.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Kỷ niệm với Chư Păh

Kỷ niệm với Chư Păh

(GLO)- Trước đây, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) được đặt tên là Khu 4. Khu 4 bao gồm cả vùng phía Bắc đường 19B, Đông giáp thị xã Pleiku và phía Tây đường 14, Bắc giáp tỉnh Kon Tum, Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

Gia Lai: Ưu tiên bố trí nguồn lực địa phương hỗ trợ các “địa chỉ nhân đạo”

(GLO)- Ngày 6-5, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Công văn số 1185/UBND-KGVX về việc tiếp tục triển khai thực hiện kiến nghị, đề xuất của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và phát triển các mô hình công tác xã hội nhân đạo.

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Gia Lai: Cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

(GLO)- Ngày 5-5, Sở Y tế tỉnh Gia Lai có Thông báo số 1901/TB-SYT về việc cắt giảm thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị năm 2025.

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.