Thăm Khu Di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo tấm biển chỉ dẫn đặt tại ngã ba quốc lộ 1-quốc lộ 8B (phía Nam cầu Bến Thủy-Sông Lam), chúng tôi tới thăm Khu di tích Nguyễn Du thuộc địa phận xã Tiên Điền (trước kia là làng Tiên Điền), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Khu di tích này rộng hơn 3 ha, trải dài trên địa bàn toàn xã Tiên Điền ngày nay.
 

Ảnh: Hoàng Cư
Ảnh: Hoàng Cư

Tượng đài Đại thi hào Nguyễn Du đặt chính diện mặt tiền của khu di tích. Phía sau tượng đài là quần thể các di tích, bảo tàng trưng bày các tác phẩm, tài liệu, hiện vật quý giá của ông. Đó là nghiên mực, đĩa nai hạc, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, là la bàn dùng để định hướng đi săn. Các hiện vật này đều được trân trọng bảo vệ trong tủ kính.

Các ngôi nhà trong khu di tích đều làm bằng gỗ lim, mái ngói cong như mái đình làng Bắc trung bộ, kiến trúc kiểu chữ Đinh theo Dịch học. Xung quanh các ngôi nhà có nhiều cây cổ thụ trên 300 năm, cây bonsai, hoa đào, hoa mai… Trong khu di tích có nhiều đền thờ, văn bia, tượng quan hầu, tượng voi, tượng ngựa, tượng nghê chầu đều làm bằng đá granite Thanh Hóa. Các bàn thờ đều được chạm trổ, sơn son thếp vàng, uốn lượn tựa như rồng bay phượng múa. Tương truyền, các thế hệ họ Nguyễn ở Tiên Điền đều có nhiều người đỗ đạt khoa bảng, tinh thông lý số, giỏi tính toán và đặc biệt là thích chọn đá granite, gỗ lim và những người thợ chính gốc ở Thanh Hóa làm đàn tế, đền thờ, văn bia, tượng, chạm trổ cho khu di tích này.

Trước khi mất tại Huế (năm 1820), Nguyễn Du day dứt: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố như” (không biết 300 năm sau khi Nguyễn Du mất, thiên hạ có ai hiểu và khóc cho Nguyễn Du không?). Nhưng ngay sau biết ông mất, vua Minh Mạng đã thương tiếc, gởi phẩm vật phúng viếng và viết tặng Nguyễn Du 2 câu đối: “Nhất đại tài hoa vi sứ vi khanh sinh bất thiểm/Bách niên sự nghiệp tại gia tại quốc tử do vinh” (Một đời tài hoa lúc đi sứ lúc làm quan sống không hổ thẹn/Trăm năm sự nghiệp việc nhà việc nước chết rồi mà vẫn còn vinh). Hai câu đối này được khắc trang trọng ở ngay tiền sảnh chính của khu lưu niệm Nguyễn Du.

Nói đến Nguyễn Du, nhiều người nhớ ngay đến thi phẩm kinh điển Truyện Kiều. Từ tuyệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã được thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới, Nhà nước đầu tư xây dựng khu di tích quốc gia đặc biệt, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành lập Hội Kiều học Việt Nam và các cấp, các ngành đang tập trung nguồn lực xây dựng trung tâm văn hóa-du lịch trọng điểm của khu vực và quốc gia, tương xứng với tên tuổi và sự nghiệp vẻ vang của Đại thi hào Nguyễn Du.

Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.