Tết về nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đã thành thông lệ, cứ vào dịp cuối năm, từ TP.HCM lại xuất phát những chuyến xe nghĩa tình đưa công nhân, sinh viên, học sinh xa nhà về quê ăn tết.

Với những người xa nhà, tết được đón chờ như một niềm hạnh phúc khi được về quê gặp cha mẹ, ông bà, anh em mình. Về quê, về nhà là về với tình yêu thương, về với nguồn cội, về với nơi sinh ra mình, nuôi dưỡng mình lớn lên.

Thấm thía với mong ước tết về nhà ấy, từ nhiều năm nay, Báo Thanh Niên và nhiều doanh nghiệp đã đứng ra tổ chức không chỉ là những chuyến xe đưa người xa quê về nhà, mà còn kèm theo những phần quà gửi về gia đình họ. Tết sẽ ấm áp bao nhiêu khi người xa quê về nhà nhận được những tình cảm và sự lo lắng chăm sóc chân thành đó. Tình cảm với quê hương là tình cảm cao đẹp nhất với một con người.

Vào năm 1929, khi Bác Hồ hoạt động ở Thái Lan, trên đường công tác vất vả, vào một đêm trời tối mịt mùng, xin ngủ nhờ tại một gia đình Việt kiều, Bác rất xúc động khi nghe chủ nhà hát ru con bằng lời hát ru của quê hương mình. Ngủ dậy, Bác ngẫu hứng đọc 2 câu thơ cho mấy người đang ngồi ăn cơm sáng nghe:

"Xa nhà chốc mấy mươi niên

Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con".

Nghe một câu hát ru con mà chợt nhớ da diết gia đình mình, nhớ mẹ mình, nhớ quê mình.

Nỗi lòng nhớ thương quê hương của Bác Hồ cũng là nỗi lòng của mọi người Việt Nam không phân biệt già hay trẻ, quê hương ở gần hay quê hương ở xa.

Với người Việt Nam, tết mang ý nghĩa sâu xa lắm. Vì như thế, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, chúng ta lại đón hàng vạn bà con Việt kiều từ khắp nơi trên trái đất về quê ăn tết. Trong lòng ai cũng có một quê hương. Những chiếc bánh chưng, bánh tét không chỉ là món ăn ngon, mà chứa đựng bao nhiêu tình cảm của quê hương, của gia đình, là niềm thương nỗi nhớ của bao người phải xa quê.

Đó là tình cảm thường hằng, vĩnh hằng với mỗi người Việt Nam. Một cái tết thật sự trọn vẹn, là tết về nhà.

Theo Thanh Thảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.