Taxi cấp cứu F0 ở TP. Hồ Chí Minh: Níu sự sống ở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vừa nhận cuộc gọi báo có ca F0 rơi vào hôn mê, bệnh nhân không còn ý thức, biệt đội taxi cấp cứu F0 ở TP.HCM mặc đồ bảo hộ, ôm bình ô xy lên xe chạy thật nhanh để níu sự sống ở lại.

Sau khi xách đồ đạc của bệnh nhân ra khử khuẩn, ông Dũng và Minh Hoàng quay trở lại để dìu bệnh nhân, nhưng người thân của F0 xin tự dìu để hạn chế lây nhiễm. Ảnh: Độc Lập
Sau khi xách đồ đạc của bệnh nhân ra khử khuẩn, ông Dũng và Minh Hoàng quay trở lại để dìu bệnh nhân, nhưng người thân của F0 xin tự dìu để hạn chế lây nhiễm. Ảnh: Độc Lập
Từ ngày 28.7, ông Nguyễn Đức Dũng (52 tuổi, tài xế taxi Mai Linh), anh Vũ Đình Danh (34 tuổi, điều dưỡng BV 115) và Nguyễn Minh Hoàng (24 tuổi, sinh viên ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cùng chuyển đến một trường học ở Nhà Bè thực hiện “3 tại chỗ”, bắt đầu những chuyến taxi cấp cứu F0. Mỗi lần mang ô xy kịp thời đến cứu được bệnh nhân hôn mê, đưa đến bệnh viện cấp cứu, cả đội lại rưng rưng hạnh phúc.
Biệt đội taxi cấp cứu trực 24/24, giờ giấc thất thường nên dù được địa phương hỗ trợ 3 bữa ăn, nhưng nhiều khi quá mệt, mỗi người chỉ pha vội tô mì hoặc uống nước cho đã khát rồi tranh thủ ngả lưng lấy lại sức.
Theo kế hoạch phối hợp giữa Sở Y tế TP.HCM và Taxi Mai Linh, 200 xe taxi sẽ chuyển đổi công năng, hoạt động như xe cấp cứu hỗ trợ các F0 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hiện 80/200 xe đã được trang bị đủ vật tư y tế, đi vào hoạt động; các xe đều được lắp vách ngăn, bình ô xy, máy đo SpO2, cồn xịt khuẩn; những người tham gia đều mặc đồ bảo hộ cấp độ 3 để đảm bảo an toàn.

Xe taxi vừa dừng lại, Minh Hoàng vội vàng ôm bình ô xy chạy vào hẻm để cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: Độc Lập
Xe taxi vừa dừng lại, Minh Hoàng vội vàng ôm bình ô xy chạy vào hẻm để cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: Độc Lập

Ông Nguyễn Đức Dũng (tài xế taxi Mai Linh), sau ca chở F0 đầu tiên với tâm trạng lo sợ, nay ông đã tự tin phối hợp nhịp nhàng với nhân viên y tế để cấp cứu bệnh nhân trở nặng. Ảnh: Độc Lập
Ông Nguyễn Đức Dũng (tài xế taxi Mai Linh), sau ca chở F0 đầu tiên với tâm trạng lo sợ, nay ông đã tự tin phối hợp nhịp nhàng với nhân viên y tế để cấp cứu bệnh nhân trở nặng. Ảnh: Độc Lập
Không chỉ chở bệnh nhân từ nhà đến bệnh viện, những người trong đội taxi cấp cứu còn phải chờ đến khi bệnh viện tiếp nhận bệnh mới quay về. Ảnh: Độc Lập
Không chỉ chở bệnh nhân từ nhà đến bệnh viện, những người trong đội taxi cấp cứu còn phải chờ đến khi bệnh viện tiếp nhận bệnh mới quay về. Ảnh: Độc Lập

Là sinh viên năm 6 khoa y đa khoa, Minh Hoàng nhiệt tình tư vấn qua điện thoại cho nhiều F0 bất kể giờ giấc. Ảnh: Độc Lập
Là sinh viên năm 6 khoa y đa khoa, Minh Hoàng nhiệt tình tư vấn qua điện thoại cho nhiều F0 bất kể giờ giấc. Ảnh: Độc Lập

Trên xe taxi cấp cứu, Minh Hoàng liên tục tư vấn, hỏi thăm sức khỏe và ghi lại thông tin của bệnh nhân. Ảnh: Độc Lập
Trên xe taxi cấp cứu, Minh Hoàng liên tục tư vấn, hỏi thăm sức khỏe và ghi lại thông tin của bệnh nhân. Ảnh: Độc Lập

Tô mì thay bữa tối của Vũ Đình Danh. Ba ngày một lần, anh lại tự lấy mẫu test Covid-19 cho mình và 2 đồng đội, mỗi lần như vậy, cả 3 người lại nín thở chờ kết quả. Ảnh: Độc Lập
Tô mì thay bữa tối của Vũ Đình Danh. Ba ngày một lần, anh lại tự lấy mẫu test Covid-19 cho mình và 2 đồng đội, mỗi lần như vậy, cả 3 người lại nín thở chờ kết quả. Ảnh: Độc Lập
Theo Độc Lập-Vũ Phượng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.