Tạp bút: Con đường hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một sáng đầu hạ, tôi thong dong thả bộ dọc vỉa hè trên con đường tránh chạy song song với quốc lộ 14 uốn mình qua địa bàn thị trấn Chư Sê. Bất chợt tôi ngỡ ngàng dừng chân: một trời bao la hoa bằng lăng tím ngắt trải dài hun hút dọc hai bên đường. Khung cảnh ấy khiến tôi có cảm giác mình như đang bay lên với hoa, tím vào trong hoa.
Cứ vào độ tháng 3, tháng 4 Âm lịch, dọc hai bên con đường này hoa bằng lăng lại ngờm ngợp nở. Tối đến, từng tốp công nhân môi trường quét dọn sạch sẽ, nhưng những cơn gió đêm lại thay nhau rải hoa xuống mặt đường, để rồi mỗi sáng sớm bàn chân ta lại líu ríu bước đi trên tấm thảm nhung hoa. Gió mơn man, hoa rơi lả tả như một cơn mưa tím, tha thướt đậu lên mũ nón, lên những tà áo trắng phấp phới của những nữ sinh đang đến trường. Màu áo trắng tinh khôi, màu hoa tím tinh khôi. Con đường bỗng chốc trở nên đẹp lạ lùng, lộng lẫy mà quá đỗi dịu dàng.
Hoa bằng lăng. Ảnh: internet
Hoa bằng lăng. Ảnh: internet
Hoa bằng lăng không có mùi thơm đặc trưng như những loài hoa khác. Nhưng khi ngẩng nhìn lên nền trời lênh đênh xanh, ngắm từng vòm hoa ngun ngút một màu tím sẫm, hít đầy không khí ban mai vào lồng ngực, ta sẽ cảm nhận thật rõ mùi hương của gió trời, mùi hương của từng cánh hoa. Những buổi trưa về chiều, nắng trải vàng mênh mang, hoa vồng lên từng đụn tím ngát trong những lùm lá xanh rờn, xòe ô đổ bóng xuống con đường mát rượi. Ngay dải phân cách giữa tâm đường, những hàng cây cảnh được chia ra từng ô một, được những bàn tay công nhân ngày đêm miệt mài săn sóc, cắt tỉa, cách điệu thành những hình dáng khác nhau đều tăm tắp. Hoa và cây cứ uyển chuyển nối tiếp nhau chạy dài đến hết địa phận trung tâm thị trấn. Hoa trên bầu trời, hoa dưới đường đi. Dạo phố, ta thấy mình được hòa cùng sắc hoa.
Từ phong trào thi đua xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp, ngoài những con đường khang trang thông thoáng trong nội và ngoại thị, Chư Sê đã hoàn thành thêm hai con đường tránh chạy song song với trục đường chính. Nhờ có cây và hoa mà những con đường trở nên mềm mại như dải lụa mượt mà, uốn mình qua thị trấn. Gió đưa thoang thoảng mùi hương quen thuộc, ngọt lành của một mùa đang đơm hoa. Sau cơn mưa chiều mới tạnh, tất cả cảnh vật như vừa được tắm gội, toàn phố thị bừng lên vẻ rực rỡ. Đất trời trong veo, mặt đường loáng nước chi chít những cánh bằng lăng rơi. Nhìn phố, bất chợt trong tôi ngân lên một tứ thơ: “Dọc theo lối đường hoa/Chiều ơi trong trẻo quá/Tây Nguyên mình rất trẻ/Tuổi em tròn đôi mươi”.
 NGUYỄN THẾ BÍNH

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.