Tạo đột phá từ chuyển đổi số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 10-10-2022 là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia (National Digital Transformation Day).

Theo Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22-4-2022, của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ nay, ngày 10-10 hằng năm sẽ là Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức trên toàn quốc.

Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi hiện nay tổ chức hẳn ngày chuyển đổi số cấp quốc gia và chuyển đổi số được thông suốt từ thượng tầng kiến trúc xuống tới hạ tầng cơ sở.

Ngày Chuyển đổi số quốc gia chỉ thật sự có ý nghĩa thiết thực khi là một điểm nhấn, một bước đột phá cho công cuộc chuyển đổi số toàn diện quốc gia. Vì vậy mà Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì ngay trong năm đầu tiên 2022 này đã được làm một cách bài bản và mở rộng thành cả một tháng chuyển đổi số quốc gia. Tháng 10 này có chủ đề "Tháng tiêu dùng số". Đây là tháng mà mọi nguồn lực xã hội được huy động để nâng cao nhận thức, khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân sử dụng các ứng dụng, dịch vụ số để sống trong một môi trường số cùng với cả thế giới chung quanh.

Đến nay có lẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để tranh luận hay nói về những yêu cầu và lợi ích của chuyển đổi số trong thời đại số. Hiện nay chuyển đổi số biểu hiện trên 2 mặt: tiến hành chuyển đổi số (của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, dịch vụ) và sử dụng chuyển đổi số (người dùng đầu cuối). Cả 2 vế này, nói một cách hình tượng là 2 tay hay 2 chân của công cuộc chuyển đổi số và phải được tiến hành song song, đồng bộ với nhau. Ngày Chuyển đổi số quốc gia cũng phải là một cơ hội để tạo ra những đột phá mới.

Lẽ đương nhiên, chuyển đổi số là đại sự và không thể đòi hỏi các tổ chức làm một lần là xong toàn bộ. Nhưng chuyển đổi số phải tiến hành triệt để, làm mảng nào là tới nơi tới chốn mảng đó và đủ sức phục vụ ngay cho đối tượng người dùng đầu cuối. Không ai có thể chấp nhận được chuyển đổi số mà vừa số hóa online, vừa thủ công giấy.

Vấn đề mấu chốt vẫn là tính đồng bộ và liên thông. Trong thời tin học hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động có thể mang tính cục bộ. Còn thời chuyển đổi số có yêu cầu cốt lõi là đồng bộ và liên thông với sự hỗ trợ của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Thực tế cho tới nay, vấn đề gây nhiều bức xúc và là một rào cản cho tiến trình chuyển đổi số chính là sự bất cập và thiếu sự đồng bộ, liên thông giữa các bộ phận trong guồng máy chung. Tình trạng chuyển đổi số nửa vời như vậy không chỉ chưa đem lại lợi ích thiết thực gì cho cả 2 đối tượng (tổ chức ứng dụng và người dùng cuối), mà còn gây ra những bức xúc trong cộng đồng xã hội.

Mong rằng nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia đầu tiên, có thể kéo dài cả tháng 10-2022, các tổ chức ứng dụng chuyển đổi số sẽ tập trung rà soát lại tiến trình chuyển đổi số của mình để khắc phục những bất cập tồn tại. Cứ lấy tiêu chí là sự hài lòng của người dùng cuối. Cứ mỗi Ngày Chuyển đổi số quốc gia tiếp sau là một dịp để sơ kết, đánh giá tiến trình và tạo được những đột phá mới.

Theo PHẠM HỒNG PHƯỚC (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...