Tặng vật của những dòng sông: 'Viagra' trên sông Nhật Lệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, con hàu thường được ví như “viagra” dành cho cánh đàn ông. Dọc sông Nhật Lệ, có địa phương quy tụ hàu nhiều vô kể và chúng gắn liền với tên đất: thị trấn Quán Hàu (H.Quảng Ninh, Quảng Bình).
Hẳn rồi, khi được đặt tên theo một thứ sản vật mà nơi đó có, thì con hàu thực sự đã gắn liền với lịch sử, văn hóa và con người của một vùng đất - Quán Hàu, thị trấn cửa ngõ đi vào trung tâm tỉnh lỵ của Quảng Bình…
Giữa dòng Nhật Lệ thơ mộng, có rẻo đất nhô lên chia đôi dòng sông, được người dân địa phương gọi tên Cồn Hàu vì nơi đây có rất nhiều hàu. Theo những lời kể của các cụ cao niên, thời đó, ngoài Cồn Hàu thì 2 bên bờ sông đối diện cũng là nơi cư ngụ của loài sinh vật bổ dưỡng này. Trong chiến tranh, lính Pháp đi qua vùng đất này từng dùng dao cạy hàu rồi ăn tươi tại bãi và hết mực đánh giá hàu ở đây rất thơm ngon, béo bổ.
Với người địa phương, con hàu một thời không có mấy giá trị với họ. Thời bao cấp, người ta chỉ lặn kiếm 5 -7 kg đủ để đổi gạo. Mãi về sau này, con hàu mới dần trở thành sản vật, mang lại cơm no áo ấm cho người Quán Hàu. Nghề lặn hàu cũng dần được nhiều người ở thị trấn theo đuổi và từ đó nhiều gia đình phát triển được kinh tế nhờ loài vật “trời ban”.
“Đời” hàu
Gia đình bà Lê Thị Chương (50 tuổi) và ông Lê Văn Đán (58 tuổi, trú tiểu khu 2 - TT.Quán Hàu) đã có 4 đời làm nghề lặn hàu trên sông Nhật Lệ, được bà con mách cho tôi để tìm đến hỏi chuyện. Căn nhà của ông Đán không quá đồ sộ, nhưng dường như cái gì cũng có để đáp ứng cho một cuộc sống tiện nghi. Ông Đán cười bảo: “Nhờ con hàu mà có hết đấy chú ạ!”.
 
Ông Đán cũng từng là một “Yết Kiêu” của làng, giờ đã có tuổi, công việc của ông là ở trên thuyền tách hàu. Ảnh: Bá Cường
Ông Đán cũng từng là một “Yết Kiêu” của làng, giờ đã có tuổi, công việc của ông là ở trên thuyền tách hàu. Ảnh: Bá Cường
Ông Đán kể từ năm 10 tuổi ông đã theo ông nội và bố ra dọc bờ sông Nhật Lệ để lặn tìm hàu. Thời điểm đó, hàu nhiều vô kể bởi ít người khai thác, nhưng cũng là một nghề cực rủi ro khi phải ngụp lặn, ngâm nước suốt ngày. “Ngày xưa chưa có đồ lặn chuyên nghiệp để hỗ trợ, việc lặn hàu lâu ở dưới nước cũng có nhiều rủi ro. Nhưng số tôi được trời thương, hồi bé tí đã biết bơi, lớn lên được cha truyền cho cách nhịn thở rất lâu ở dưới nước”, ông Đán kể.
Ở ngưỡng cửa 60, ông Đán đã có gần 50 năm gắn bó với con hàu sông Nhật Lệ. Ngoài cơ ngơi ông xây dựng được, những gia đình giàu truyền thống như ông Đán cũng chính là một phần làm nên tên tuổi của con hàu TT.Quán Hàu. Anh Lê Đức Hùng (30 tuổi, con trai ông Đán) cũng theo nghề cha từ khi mới 10 tuổi. Anh Hùng thân hình cao to, vạm vỡ và được mọi người nể phục bởi tài lặn giỏi nhất thị trấn.
Không cưỡng lại được sự rủ rê của 2 cha con ông Đán, tôi đã tham gia một chuyến lặn hàu và có những trải nghiệm khó quên. Trong khi ông Đán soạn sửa những dụng cụ như vợt đựng hàu, một cây sắt dài chừng 20 cm để móc hàu và thức ăn để cho chuyến đi kéo dài 7 giờ đồng hồ thì anh Hùng cũng mặc sẵn bộ đồ lặn, mang găng tay bảo hộ rồi… cả nhóm lên thuyền, hướng về khu vực sát Cồn Hàu.
Sau khi khởi động máy bơm ô xy, anh Hùng đeo kính lặn, quấn quanh mình 1 sợi dây thừng dài chừng 15 m rồi từ từ chìm xuống sông. “Trước đây khi chưa có bộ đồ lặn, mỗi hơi chúng tôi giỏi lắm chỉ được 2 phút rồi trồi lên mặt nước, thành ra chưa nhặt được bao nhiêu hàu. Nhưng với bộ đồ lặn cùng các dụng cụ hỗ trợ thì mỗi hơi lặn có thể kéo dài từ 10 - 15 phút, khi tay lưới đã đầy hàu”, ông Đán lý giải. Vì tuổi cao, nên tầm hơn chục năm nay ông chỉ đóng vai người hỗ trợ trên thuyền cho cậu con trai khỏe mạnh vẫy vùng dưới sông Nhật Lệ, chứ không trực tiếp xuống nước nữa.
 
Anh Hùng khoe “chiến lợi phẩm” thu được dưới đáy sông Nhật Lệ
Anh Hùng khoe “chiến lợi phẩm” thu được dưới đáy sông Nhật Lệ
Nhiều năm lặn hàu, ông Đán biết rõ hàu chỉ có nhiều vào tháng 8 - 10 và ở độ sâu từ 8 - 10 m. Vào mùa đông, những người “thợ săn” này vẫn đi lặn hàu nhưng sử dụng bộ đồ khác, có tận 2 - 3 lớp. “Lạnh chứ, nhưng phải làm mới có ăn. Thằng Hùng khỏe thế chứ cũng có hôm đi lặn về bị cảm lạnh”, ông Đán tặc lưỡi.
Cuộc chuyện trò giữa tôi và ông Đán ở trên thuyền bị cắt ngang sau gần 15 phút, khi anh Hùng ngoi lên mặt nước với nụ cười tươi vì nhặt được hơn nửa lưới hàu. Hành động ngụp lặn rồi ngoi lên của anh Hùng kéo dài chừng hơn 5 giờ đồng hồ. Đến khoảng trưa đứng bóng, ông Đán ra hiệu cho anh Hùng lên tàu để trở về bờ, khi giữa thân tàu đã có kha khá hàu vẫn đang còn mắc những mảng đá sần sùi và rong rêu. “Nhìn xấu xí vậy đó, nhưng chỉ cần tách vỏ, làm sạch, đây là món vạn người mê”, môi tím lịm, người ướt sũng nhưng anh Hùng vẫn nở nụ cười sảng khoái.
Món ngon gây… thương nhớ
Thuyền cập bến, cha con ông Đán hì hục kéo tấm lưới chứa đầy hàu về nhà để cho những người phụ nữ trong gia đình làm công đoạn tiếp theo, dù không nặng nhọc nhưng mất thời gian không ít.
 
Những người phụ nữ ngồi cạy hàu ven đường là hình ảnh quen thuộc khi đặt chân đến TT.Quán Hàu
Những người phụ nữ ngồi cạy hàu ven đường là hình ảnh quen thuộc khi đặt chân đến TT.Quán Hàu
Bà Chương (vợ ông Đán) là “mama tổng quản” của một nhóm phụ nữ được gia đình thuê để cạy hàu. Công việc của họ là cầm một cây sắt có hình dạng như chiếc xà beng, đập mạnh để tách hàu ra khỏi những mảng đá, tiếp tục dùng kéo, dao để tách lớp vỏ sần sùi lấy con hàu béo núc ních ra ngoài. Với mỗi ký hàu tách được, họ được trả công 20.000 đồng. Bà Chương bảo mỗi ngày gia đình bà tách được chừng trên dưới 50 kg hàu đã là nhiều.
“Nhìn đơn giản chứ không đơn giản. Người không quen vào ngồi một tí là toe tay, lưng ê ẩm”, bà Chương nói. Giá bán hàu cũng không đắt đỏ, dù từ lâu hàu được liệt kê vào mặt hàng hải sản xuất hiện ở những nhà hàng, quán ăn sang trọng. Một ký hàu được bà Chương xuất bán với giá 110.000 - 120.000 đồng, dịp tết có thể tăng thêm 50.000 - 70.000 đồng
Không chỉ ở nhà bà Chương mà tản bộ trên nhiều tuyến đường đi xuyên qua lòng thị trấn bé nhỏ nằm sát mép bờ sông Nhật Lệ, khách rất dễ dàng gặp những người phụ nữ, trùm kín mít chỉ lộ đôi mắt và bàn tay đang ngồi cạy hàu. Giới thiệu với khách, họ quả quyết rằng hàu ở TT.Quán Hàu ngon chính nhờ trời ban, khu vực này như điểm giao thoa giữa sông với biển, đi về 10 km sẽ đến biển, đi lên 10 km thì đến núi.
Người Quảng Bình có câu “Đến Quán Hàu mà chưa ăn hàu xem như… chưa đến”, dễ hiểu ở thị trấn nhỏ này cũng có rất nhiều hàng quán bán một món độc nhất: hàu. Và dù hàu có thể chế biến nhiều món (hàu xào, hàu nướng…) nhưng gây thương nhớ nhất vẫn là món cháo hàu. Quán sá bán cháo hàu cũng rất đỗi bình dân, chỉ lúp xúp ven đường, có thế giá mỗi tô cháo hàu cũng bình dân không kém với từ 30.000 - 50.000 đồng/tô. Ấy thế nhưng chỉ cần đi ngang qua thôi, mùi thơm của cháo đủ sức níu chân thực khách… Cũng dễ hiểu khi từ năm 2021, món cháo hàu bình dân này ở Quán Hàu đã lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố.
Theo Nguyễn Phúc - Bá Cường (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.