Tăng lương hưu: Thỏa đáng, kịp thời!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, một trong những vấn đề được đông đảo bạn đọc Báo Người Lao Động quan tâm là tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.

 Đây cũng là một trong những vấn đề ưu tiên trong Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Trong tổng kinh phí điều chỉnh lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 là 12.650 tỉ đồng, ngân sách nhà nước sẽ bổ sung gần 3.650 tỉ đồng. Dự kiến sẽ điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 từ ngày 1-1-2022, mức điều chỉnh khoảng 7,4%, bảo đảm mặt bằng chung mức lương hưu thấp nhất là 2,5 triệu đồng.

Nhiều bạn đọc bày tỏ sự ủng hộ, đồng thuận với chủ trương này, nhất là khi 2 năm qua, dịch Covid-19 tác động nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, đến mọi tầng lớp nhân dân. Với người chỉ sống bằng lương hưu thuần túy chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, nên tăng lương hưu cho nhóm đối tượng này là kịp thời, thỏa đáng.

Cần nói rõ thêm để lý giải về một vấn đề có tính lịch sử - xã hội của chính sách BHXH ở nước ta. Đó là do Luật BHXH chính thức áp dụng từ năm 1995, hình thức đóng BHXH bắt đầu từ năm này và bắt đầu thực hiện nguyên tắc đóng - hưởng. Lúc đó, những người đang công tác trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước... nghiễm nhiên được công nhận thời gian tham gia công tác trước đó đến năm 1995 là thời gian đóng BHXH, để sau khi nghỉ việc, họ được tính để hưởng lương hưu, trợ cấp tương ứng thời gian làm việc.

Theo luật định, mức lương hưu hằng tháng của người đóng cao hay thấp được tính trên cơ sở mức tiền lương tháng làm căn cứ tính đóng BHXH và thời gian đóng BHXH khi còn làm việc. Mức hưởng lương hưu của nhiều người trong nhóm đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 còn thấp, do chính sách tiền lương, chính sách cán bộ, chính sách BHXH trải qua rất nhiều giai đoạn cải cách nên có sự chênh lệch trong lương hưu giữa các thời kỳ. Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (ngày 23-5-2018) về cải cách chính sách BHXH đã nêu rõ lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của quỹ BHXH và ngân sách nhà nước; quan tâm điều chỉnh thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Việc điều chỉnh tăng thêm cho đối tượng này là hợp lý hợp tình, nhất là khi họ đều ở vào tuổi "gần đất xa trời" (nếu tính đúng đủ tuổi nghỉ hưu nữ 55, nam 60 và nghỉ hưu từ năm 1995 thì nay họ đều ở tuổi 81 với nữ và 87 với nam). Họ cũng là đối tượng dễ bị tổn thương vì tuổi tác, dịch bệnh, do đó, dù phải tạm ngưng cải cách tiền lương nói chung do những tác động của dịch Covid-19, nhóm đối tượng này vẫn được ngân sách hỗ trợ để giúp họ vượt qua khó khăn trong đời sống.

Giải quyết một vấn đề có tính lịch sử một cách thấu đáo như trên là rất đáng hoan nghênh, là giải pháp linh hoạt, mang tính chia sẻ và bền vững. 26 năm qua, chính sách BHXH đi dần vào đời sống, ngày càng trở thành một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, giúp người thụ hưởng được an tâm và bảo đảm tương lai.

Theo NGUYỄN MINH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.