Tản mạn: Hoa Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bảy giờ sáng, nắng rọi qua khung cửa sổ vào nhà. Những tia nắng thấp thoáng trên những bông hoa mùa Xuân đang khẽ lay trong gió, thoảng vào nhà một mùi hương rất nhẹ. Tiếng chim hót lảnh lót từ phía những hàng cây đâu đây vọng về, mang tới những cảm giác hứng khởi tràn đầy năng lượng.

Qua rồi những ngày lạnh lẽo. Buổi sáng tháng 2 Hà Nội quyến rũ bởi cái không khí nhẹ nhàng, ngọt nhẹ. Mùa dịch hạn chế đi ra đường nhưng một ngày có việc phải xách xe ra phố, chợt giật mình thảng thốt: Hà Nội sao có những lúc đẹp như thế này!

Khi những con đường được nhuộm trong màu hồng tím của hoa ban, khi những chùm nắng nhẹ trêu đùa trên những bông hoa sưa trắng muốt. Trước đây, người Hà Nội muốn ngắm hoa ban phải lên phố Bắc Sơn nhưng bây giờ suốt dọc đường Điện Biên Phủ về đến đường Láng, hoa ban nở tím các góc đường. Cái màu tím nhẹ hiền hòa làm cho người ta thấy lòng dịu xuống, buông khỏi mình những nỗi lo về dịch bệnh, về công việc, về những khó khăn cơm áo gạo tiền.

Người ta tự hỏi, sao mình không tận hưởng những khoảnh khắc thế này, khi Hà Nội đang đẹp xiết bao?

Tôi chọn một quán cà phê thật vắng trên tầng ba đường Phan Đình Phùng, nơi có thể với tay chạm vào những bông hoa sưa trắng muốt, thơm dịu. Hoa sưa, với chúng tôi, như một biểu tượng của Hà Nội những ngày đầu Xuân. Những bông hoa nhỏ xíu mong manh chớm hé rồi dần dần bung nở thành từng chùm trắng muốt, làm mê mẩn cả lũ học trò ngày ấy. Ở đây, trên tầng ba của con phố đẹp nhất Hà Nội, với không gian đẹp như trong một bức tranh, tự nhiên những ký ức của những ngày rất xa cứ ùa về.

Tôi lại nhớ những ngày đã qua, khi hai đứa phóng xe trên đường Hoàng Hoa Thám, bất chợt nhìn thấy những bông hoa trắng muốt mong manh thả mình bay theo gió, đã không kìm nổi lòng mình, tắt máy đứng xuống chụp vài kiểu ảnh. Những bức ảnh vẫn còn nhưng người thì đã đi xa, mang theo cả ký ức những tháng năm tuổi trẻ.

Không biết bao giờ dịch mới qua, không biết bao giờ Hà Nội mới trở về trạng thái bình thường cũ. Nhưng dù thế nào thì người ta vẫn phải sống, vẫn phải mơ về những điều tốt đẹp ở tương lai. Và tôi cứ nghĩ ngay cả khi khó khăn nhất, người ta vẫn tìm được cách để vượt qua thách thức, vậy thì với một Hà Nội đẹp như thế này, không có lý do gì để không lạc quan nhìn về phía trước.

Theo Phong Dao (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.