Tấm lòng của ca sĩ Thủy Tiên và bè bạn với đồng bào miền Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những người nổi tiếng, người của công chúng không chỉ trên sân khấu với ánh đèn và tiếng hát, họ còn là người của công chúng ở không gian khác, nơi đồng bào nghèo khó vùng thiên tai cần sự cứu giúp. Ca sĩ Thủy Tiên và bạn bè của cô là những người như vậy.

 

Ca sĩ Thủy Tiên trao quà cho đồng bào vùng ngập lụt.
Ca sĩ Thủy Tiên trao quà cho đồng bào vùng ngập lụt.


"Mình vừa về đến khách sạn, nhìn vào tin nhắn hết hồn luôn vì đã nhận được hơn 22 tỉ chưa đến 2 ngày", ca sĩ Thủy Tiên đã nói như vậy khi vừa đi cứu trợ ở vùng lũ tại Huế.

Lời kêu gọi giúp đồng bào bị thiên tai ở miền Trung của ca sĩ Thủy Tiên đã được bạn bè đáp lại bằng sự ủng hộ nhiệt tình. Bạn bè của cô là giới nghệ sĩ, cầu thủ bóng đá cùng hướng về miền Trung. Có người không tham gia trực tiếp cứu trợ, nhưng sẵn sàng góp tiền.

Ngày 14.10, vợ của cựu danh thủ bóng đá Lê Công Vinh cùng bạn bè đến các nơi tại 3 huyện Quảng Thành, Quảng Điền và Phong Điền, trao quà cứu trợ cho người dân. Trong ngày 15.10, Thủy Tiên sẽ đến xã Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng An và đến Hải Lăng, Quảng Trị để cứu trợ.

Các bạn nghệ sĩ có tấm lòng với đồng bào, bỏ tiền, bỏ thời gian đi đến trao tận nơi. Ca sĩ Thủy Tiên lội nước đi tặng quà, bà con nhận quà mà lòng ấm áp. Diễn viên Thanh Sơn lên kế hoạch ngày 17.10 sẽ ra Huế, đưa mì, sữa và đồ khô trao tặng cho bà con vùng sâu, vùng xa.

Không quản khó nhọc, nguy hiểm, đưa quà đến tận tay bà con ở những nơi xa xôi hẻo lánh, "của một đồng, công một lượng".

Không chỉ ca sĩ Thủy Tiên, nhiều nhóm nghệ sĩ khác cũng tổ chức quyên góp và đi thăm bà con miền Trung, như MC Đại Nghĩa, NSND Hồng Vân, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, Ca sĩ Hồ Việt Trung...

Còn nhớ khi bùng nổ đại dịch COVID-19 lần 1, nhiều nghệ sĩ đã ủng hộ tiền để cứu trợ y tế. Vào thời điểm đó, nhiều tỉnh ĐBSCL bị hạn hán, các nghệ sĩ góp tiền ủng hộ tiền hỗ trợ hoạt động cung cấp nước sạch cho bà con. Đóng góp của các nghệ sĩ rất thiết thực, hiệu quả.

Sau đợt dịch lần thứ nhất, dân mình chưa kịp hồi sức thì bùng phát đợt dịch thứ hai. Đẩy lùi được đợt dịch thứ hai thì bão lớn quật xuống miền Trung, sau bão là đợt lũ lụt lịch sử này. Người dân miền Trung quá khổ, gánh chịu hậu quả nặng nề của thiên tai, địch họa.

Trong lúc này, đúng là "một miếng khi đói bằng một gói khi no", cho nên mỗi bao gạo, thùng sữa đến được tay đồng bào là quý giá vô cùng.

Những lúc thiên tai, trong khó khăn, trong hoạn nạn càng thấy rõ tấm lòng của dân mình với dân mình. Nghĩa đồng bào, tình người Việt, các giá trị truyền thống đó chưa bao giờ mai một.

Sẽ còn vạn cánh tay đưa lên, triệu cánh tay hòa theo, góp sức cùng đồng bào miền Trung vượt qua đợt thiên tai khủng khiếp này.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/tam-long-cua-ca-si-thuy-tien-va-be-ban-voi-dong-bao-mien-trung-845350.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.