'Tấm chăn hẹp' học phí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm học mới cận kề. Vấn đề học phí đại học (ĐH) tiếp tục được xới lên, lần này là tại hội nghị tổng kết năm học với giáo dục ĐH ở TP HCM, chiều 26-8, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức.

Lẽ ra, theo quy định tại Nghị định 81 năm 2021, các trường ĐH công lập được phép tăng học phí theo lộ trình, từng năm học. Nhưng 3 năm qua, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, việc tăng học phí ĐH được Chính phủ chỉ đạo hoãn lại; và theo chỉ đạo mới đây, năm học 2023-2024 cũng phải hoãn, nhằm hỗ trợ người dân có con em học ĐH đang còn khó khăn.

Chủ trương này được các trường ĐH chấp hành, cùng với đó là kiến nghị nhà nước hỗ trợ, bởi ngân sách công đầu tư cho giáo dục còn thấp (ở Việt Nam khoảng 0,23% GDP mỗi năm), trong khi học phí chiếm gần 80% nguồn thu của hầu hết các trường ĐH công lập.

Giữ ổn định học phí ĐH chưa hẳn là chính sách công bằng giáo dục, vì "nhà giàu" cũng được hưởng như "nhà nghèo", trong khi "nhà nghèo" mới là nhóm đối tượng thật sự cần nhà nước hỗ trợ. Còn "nhà giàu" không phải ai cũng muốn học phí rẻ, vì học phí thấp thì khó mà đòi hỏi chất lượng GD-ĐT cao, đó đã thành quy luật, nói nôm na là "tiền nào của nấy". Các gia đình có điều kiện kinh tế khi không chấp nhận chất lượng GD-ĐT trong nước, tức khắc sẽ cho con cháu đi du học nước ngoài. Đây chính là sự mâu thuẫn của chính sách.

Bên cạnh đó, cần hiểu đúng bản chất của tự chủ ĐH. Tự chủ tài chính không đồng nghĩa với việc buộc tự lực cánh sinh toàn diện. Giáo dục là quốc sách hàng đầu thì không thể thiếu vắng vai trò nhà nước trong quá trình phát triển giáo dục công lập, trên thế giới chưa thấy quốc gia nào đứng ngoài cuộc.

Tại Việt Nam, từ năm 2015 đã thí điểm tự chủ ĐH ở 5 trường, tới cuối năm 2022 cả nước có 141/232 trường đủ điều kiện thực hiện tự chủ. Mà mức độ tự chủ càng cao thì bị cắt giảm ngân sách càng nhiều, thậm chí cắt hoàn toàn. Vậy, nếu nguồn đầu tư từ ngân sách công không còn, lại không được tăng học phí, thì các trường ĐH "sống" bằng gì?

"Tấm chăn học phí" có bấy nhiêu, buộc các trường phải co kéo cho mọi hoạt động, như thế có thể ngầm hiểu là giáo dục ĐH chỉ có thể giẫm chân tại chỗ hoặc phát triển theo bề ngang, không thể phát triển theo chiều sâu. Hệ lụy sẽ rất lớn khi xã hội lún sâu vào tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, cung lệch pha cầu, thành phẩm từ hệ thống ĐH không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước.

Lãng phí này, nếu quy đổi định lượng thành tiền, có khi không thua kém khoản ngân sách công mà lẽ ra phải nên chi cho phát triển GD-ĐT!

Lời giải cho bài toán này phải là sự hỗ trợ trước mắt của nhà nước cho hệ thống ĐH công lập để bù vào khoản hụt thu từ học phí. Tăng cường hơn nữa vai trò của tín dụng sinh viên. Cùng với đó là tăng đặt hàng từ nhà nước đối với các trường ĐH, căn cơ hơn là tăng tỉ lệ ngân sách công đầu tư cho GD-ĐT hằng năm.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.