Tăm bông gây hại cho tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người ngỡ tăm bông giúp lôi sạch ráy tai và các chất bẩn, ngoáy thường xuyên cũng khiến thấy khoan khoái. Sự thật đó là thói quen xấu.

Dưới đây là lý do bạn không nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai.

Tai của bạn có thể tự làm sạch

Không giống như hầu hết các bộ phận khác của cơ thể, đôi tai không cần phải được làm sạch. Tai là một cơ quan có thể tự làm sạch, vì vậy nó sẽ chăm sóc chính mình. Có câu rằng: Bạn không thể cho những gì nhỏ hơn khuỷu tay vào bên trong tai và bác sĩ cũng đã xác nhận rằng đây là sự thật. Ngoài tăm bông, người ta đưa tất cả mọi thứ vào trong để làm sạch tai như tóc, chìa khóa, kẹp giấy, bút mực và bút chì. Tất cả những thứ đó đều có thể làm tổn thương nghiêm trọng đến đôi tai.

 

 


Ráy tai không xấu như bạn nghĩ

Mọi người cảm thấy hợp lý khi sử dụng tăm bông để lôi ráy tai ra ngoài, bởi vì họ nghĩ rằng đó là chất bẩn. Thực sự ráy tai rất tốt vì nó giúp bảo vệ phần bên trong tai, nhờ đặc tính kháng khuẩn và giúp nước có thể trượt ra khỏi ống tai một cách dễ dàng.

Ráy tai tự có thể thoát ra bên ngoài cùng với vi khuẩn và tế bào da chết. Mỗi khi bạn tắm, nước làm ráy tay bong ra một ít, giúp nó thoát ra ngoài theo cách của riêng mình. Thậm chí khi bạn nói chuyện, nhai hoặc di chuyển hàm cũng là một cách để làm ráy tai bong ra. Trong một số trường hợp, một người có thể có quá nhiều ráy tai, có thể ảnh hưởng đến thính giác của họ và làm cho họ đau đớn. Điều này có thể dễ dàng giải quyết bằng việc đến gặp một bác sĩ tai mũi họng - người có thể giúp lấy ráy tai của bạn ra một cách nhanh chóng và không đau.

Tăm bông làm hại đôi tai

Mỗi khi đẩy tăm bông vào tai, bạn không chỉ mang vi trùng mới vào tai của mình mà còn đẩy một số ráy tai vào bên trong. Đây là những ráy tai đang trên đường đi ra, nhưng bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy nó vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mặc kẹt lại bên trong.

Hơn nữa, màng nhĩ của bạn là một màng mỏng cực kỳ tinh vi ở phần cuối của ống tai. Khi hăng hái ngoáy, bạn có thể vô tình đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó. Màng nhĩ có thể vỡ với ngay cả với áp lực nhỏ của một que bông gòn, gây cho bạn rất nhiều đau đớn và thậm chí có thể mất thính giác. Màng nhĩ bị vỡ cuối cùng có thể lành lại, nhưng phải mất thời gian và gây cho bạn rất nhiều đau đớn.

Mai Thương (theo Vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.