Sức mạnh trong nguy nan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong không khí Tết cận kề, TP Đà Nẵng vừa tiếp đón 700 du khách.
 

Đây là một trong những đoàn khách du lịch lớn nhất đến Đà Nẵng thời gian qua, sau những nỗ lực vượt bậc bảo đảm an toàn cho người dân và du khách đến TP này nghỉ dưỡng.

Như nhiều địa phương khác, Đà Nẵng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Có những lúc dịch bùng phát, Đà Nẵng phải huy động mọi nguồn lực có thể, tạo điều kiện tốt nhất cho các đoàn chuyên gia y tế hàng đầu đến đây. Vừa ngớt dịch, chính quyền và người dân đã sớm bắt tay vào phát triển kinh tế, mà trước hết là mời gọi du khách đến thành phố xinh đẹp với những dịch vụ chất lượng cao này.

Mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa chống dịch theo chủ trương của Chính phủ được minh chứng rất cụ thể không chỉ ở Đà Nẵng. Hôm qua, 22-1, tại Đồng Tháp đã diễn ra Hội nghị Tổng kết liên kết phát triển du lịch giữa TP HCM và 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL năm 2020. Các chương trình du lịch lớn được khởi động ngay, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán, để người dân trên mọi miền đất nước có thể đến đây vui chơi, giải trí trong bối cảnh an toàn trước dịch bệnh.

Trước đó, hàng loạt chương trình liên kết vùng phát triển du lịch cũng đã được tổ chức ở nhiều địa phương. Tháng 11-2020, Hội nghị Liên kết phát triển du lịch giữa TP HCM và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã được tổ chức tại Phú Thọ. Cũng trong tháng này, Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch giữa TP HCM, Hà Nội và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với chủ đề "Dòng chảy tinh hoa" đã diễn ra tại tỉnh Quảng Nam...

Lãnh đạo các địa phương đã rất trọng thị các doanh nghiệp và đặt quyết tâm vực dậy ngành du lịch trong bối cảnh đầy khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh. Đây có thể là cách làm rất đặc trưng và đặc biệt của Việt Nam, bắt nguồn từ sự tự tin và hiệu quả của chương trình chống dịch Covid-19.

Bảo đảm được môi trường an toàn, thuận lợi để phát triển kinh tế, Chính phủ đã có kế hoạch toàn diện và thành công. Những ngày qua, Báo Người Lao Động đăng tải loạt phóng sự "Bảo vệ vùng biên, vì bình yên của Tổ quốc", phản ánh cận cảnh những gian truân của lực lượng Bộ đội Biên phòng ở các địa phương đang ngày đêm trên tuyến biên giới ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập. Đây là một góc khác của cuộc chiến nhưng đã cho thấy quyết tâm từ nhiều cơ quan, ban ngành cho đến từng gia đình cùng chung mục tiêu ngăn chặn dịch bệnh. Đến nay, có thể khẳng định Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 hữu hiệu và yên tâm phát triển kinh tế.

Từng bước kế hoạch rất vững chãi, đến lúc này, Việt Nam đã cho thử nghiệm loại vắc-xin ngừa Covid-19 thứ 2 là Covivac, sau thành công bước đầu của vắc-xin Nanocovax. Bào chế vắc-xin Covid-19 đã đưa Việt Nam vào bản đồ các quốc gia có nền y tế vững mạnh, đủ sức bảo vệ người dân và đương đầu với dịch bệnh khủng khiếp này.

Trong nguy nan mới thấy được sức mạnh nội tại của từng con người, từng bộ máy và cả quốc gia. Một lần nữa chúng ta vững vàng trước thử thách, tạo được cuộc sống bình yên cho người dân trong lúc nguy nan do dịch bệnh.

Theo Gia Khang (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.