Sự thật sốc về loài cá đắt đỏ nhất thế giới lên tới cả tỷ đồng 1 con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những con cá sủ vàng rất giá trị do thịt có hương vị thơm ngon. Đặc biệt, bong bóng cá sủ vàng được sử dụng làm chỉ khâu tự tiêu trong vi phẫu thuật và phẫu thuật nên có giá rất đắt, tới 45.000-55.000 USD/kg.
 


Trao đổi với phóng viên Dân Việt, TS Nguyễn Việt Thắng - Nguyên Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho hay đây là loài cá quý hiếm, hiện không còn nhiều ở vùng biển Việt Nam. Bộ phận giá trị nhất của cá sủ vàng là bóng cá được sử dụng để làm chỉ khâu tự tiêu trong phẫu thuật.

Vì sao cá sủ vàng lại có giá đắt đỏ như vậy?


 

Ảnh: Baokhuyennong
Ảnh: Baokhuyennong



Cá sủ vàng có giá bạc tỷ, theo chuyên gia, bộ phận quý nhất của loài cá này là bóng cá, dùng làm chỉ tự tiêu.

Loài cá sủ vàng (tên khoa học là Otolithoides biauritus), còn gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường - là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam.


 

 Ảnh: Baokhuyennong
Ảnh: Baokhuyennong



Ở Việt Nam, theo TS Nguyễn Việt Thắng - Nguyên Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, loài cá này phân bố rải rải từ vùng biển miền Bắc đến miền Nam. Các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An cũng xuất hiện loài cá này. Cá sủ vàng giờ không còn nhiều, thi thoảng mới xuất hiện, đây là loài cá quý và hiếm.

 

 Ảnh: Baokhuyennong
Ảnh: Baokhuyennong



Nhiều chuyên gia nghiên cứu về các loài cá cho biết, cá sủ vàng mõm nhọn, miệng rộng, màu vàng nghệ, hàm dưới kéo dài tới dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài. Loài cá này sinh sống ở biển, nhưng vào mùa sinh sản (tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ. Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1 - 2 năm sẽ tự trở về với biển, lúc đó nó đã khoảng 10kg), kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120kg, chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.

Về sự đắt đỏ của cá sủ vàng theo lý giải của TS Nguyễn Việt Thắng, bộ phận bóng cá là quý nhất, bộ phận này được sử dụng để làm chỉ khâu tự tiêu trong phẫu thuật. Cá có trọng lượng 40 - 50kg thì bóng đạt khoảng 1kg tươi. Giá trị kinh tế của loài cá này đặc biệt cao, ngày nay thương lái săn lùng được cá giá có thể bán lên đến hàng tỉ đồng tùy theo trọng lượng.


 

Ảnh: Baokhuyennong
Ảnh: Baokhuyennong



Đồng tình với quan điểm trên, TS Nguyễn Khắc Bát - Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải sản cho rằng, bóng hơi của nó để sản xuất chỉ khâu có khả năng tự tiêu sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Chỉ tự tiêu làm từ bong bóng cá sủ vàng được y học các nước phát triển sử dụng rất hữu hiệu.

 

 Ảnh: Baokhuyennong
Ảnh: Baokhuyennong



Có thông tin cho rằng giá bóng cá sủ vàng vì thế tới 45.000 - 55.000 USD/kg tùy theo độ dài của bóng.

Về dinh dưỡng của cá sủ vàng, TS Đức Minh (Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Thực phẩm) cho biết, thịt cá sủ vàng ăn tươi cũng có mùi vị thơm ngon, bóng cá phơi khô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (ngang với nhân sâm vì bổ gan, thận). Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh mà được ăn thịt cá sủ vàng sẽ giúp cơ thể bổ sung nhiều dinh dưỡng.

Các món ăn độc đáo chế biến từ thịt cá sủ vàng nằm trong tốp 10 món ăn ưa thích nhất của người Hồng Kông, thuộc loại đắt nhất thế giới. Người Trung Quốc cho rằng, ăn cá sủ vàng sẽ có nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.

 

Ảnh: Baokhuyennong
Ảnh: Baokhuyennong



Phân biệt cá sủ vàng và cá sủ thường

Cá sủ vàng và cá sủ thông thường có ngoại hình tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở một số điểm nhỏ trên cơ thể. Để có thể phân biệt được 2 loại này với nhau các bạn cần phải quan sát thật kỹ.

Để giúp các bạn tránh bỏ ra một khoản chi phí lớn để mua cá sủ thường, chúng tôi sẽ đưa ra một số mẹo để phân biệt cá sủ vàng và cá sủ thường.

Cá sủ vàng có kích thước lớn hơn hẳn so với giống cá sủ thường. Cá sủ vàng trưởng thành có cân nặng trong khoảng 100 – 130kg, cá sủ thường trưởng thành chỉ nặng khoảng 2kg – 5kg hoặc 9kg.

Cá sủ vàng có phần vảy thân màu vàng, đầu và lưng dòng cá này có màu xám xanh hoặc là màu xám bạc (điều này phụ thuộc vào cùng nước mà chúng sinh sống).

Phần miệng của cá sủ vàng có màu vàng nghệ, hàm dưới của chúng kéo dài đến tận phần hốc mắt, răng rất chắc – sắc cùng với đó là phần vây lưng rất dài.

Cá sủ vàng khi chết, màu trên thân của chúng sẽ chuyển từ màu vàng nhạt sang vàng thẫm (khi mua cá sủ vàng cũng cần để ý đến độ đậm nhạt của màu sắc cá).

Cá sủ thường cũng có màu vàng nhưng rất nhạt chỉ là màu ánh, và phần vây của chúng có màu đỏ hồng, phần miệng có màu trắng bợt, phần bụng có màu vàng nhạt và phần đuôi có chấm đen.

 

https://danviet.vn/su-that-soc-ve-loai-ca-dat-do-nhat-the-gioi-len-toi-ca-ty-dong-1-con-20210817163052324.htm

Theo L.V.S  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.