Sư đoàn 320 trong Chiến dịch Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhắc đến Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975, người ta thường nhớ ngay tới đòn điểm huyệt Buôn Ma Thuột. Nhưng để có được chiến thắng “vượt tầm” đó không thể không nói đến sự đóng góp xứng đáng của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 ở hướng tiến công phía Bắc.

Nhằm tạo điều kiện cho lực lượng chủ yếu của Chiến dịch ở phía Nam đột phá thắng lợi vào thị xã Buôn Ma Thuột (Đak Lak), Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã quyết định giao cho Sư đoàn 320 đảm nhiệm một hướng quan trọng ở phía Bắc của chiến dịch với nhiệm vụ: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của chủ lực Quân đoàn 2 ngụy, đánh chiếm đường số 7, cắt đứt hoàn toàn đường 14 ở Nam Pleiku, thực hiện bằng được nhiệm vụ giam chân thu hút địch, cài thế chiến dịch, tiến công và làm chủ căn cứ Thuần Mẫn, thị xã Cheo Reo, chia cắt hoàn toàn Buôn Ma Thuột với Pleiku…

 

Bộ đội tiến công trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu
Bộ đội tiến công trong Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu

Đây là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vinh quang đối với Sư đoàn, bởi phải tác chiến độc lập trên một không gian rộng, lực lượng địch khá đông và mạnh lại có ưu thế về phi pháo.

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trên, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320 đã tập trung nghiên cứu thảo luận đề ra các biện pháp sát thực. Đã 3 năm sát cánh cùng nhân dân và các lực lượng vũ trang Gia Lai đánh địch, cán bộ chiến sĩ của Sư đoàn hiểu khá rõ phương pháp và thủ đoạn tác chiến của các đơn vị chủ lực Quân đoàn 2 ngụy.

Ngược lại, cơ quan tình báo địch ở Pleiku cũng thường xuyên theo dõi từng động tĩnh của Sư đoàn, vì theo chúng “Cứ Sư đoàn 320 chính quy Bắc Việt có mặt ở chỗ nào thì ở đó sẽ có đánh lớn”. Vì thế, đợt hoạt động này với quy mô lớn và quan trọng như vậy thì việc giữ bí mật lực lượng, thời gian tác chiến phải được đặt lên hàng đầu.

Đầu tháng 2-1975, khi Sư đoàn 968 từ Hạ Lào về thế chân thì các đơn vị của Sư đoàn lần lượt dời khỏi các vị trí chốt trên tuyến phòng thủ đường 19 Tây, bí mật hành quân vào áp sát đường 14 ở phía Nam Chư Sê. Riêng Trung đoàn 64 cơ động vào Tây Bắc Buôn Hồ (Đak Lak) với nhiệm vụ đánh cắt giao thông, tiêu diệt địch, thực hiện nghi binh chia cắt địch ở phía Bắc quận Buôn Hồ.

Các đơn vị khi di chuyển đều được lệnh để lại một bộ phận kết hợp với Tiểu đoàn 12 (Tỉnh đội Gia Lai) do Phó Tư lệnh Sư đoàn Bùi Đình Hòe trực tiếp chỉ huy tiếp tục đánh địch bảo vệ địa bàn và làm công tác nghi binh. Hàng ngày, hệ thống thông tin vô tuyến của Sư đoàn được lệnh phát lên không trung những báo cáo, mệnh lệnh, chỉ thị giả giữa Sư đoàn với các đơn vị, giữa Sư đoàn với Bộ Tư lệnh Chiến dịch.

Bằng những việc làm đó và hàng loạt những hành động nghi binh khác đã làm cho cơ quan tình báo và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 ngụy cho rằng Sư đoàn 320 vẫn “án binh bất động”, chuẩn bị tiến công vào thị xã Pleiku.

Những ngày đầu tháng 3, sau một thời gian thấp thỏm trước sự im lặng đáng sợ của đối phương, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 ngụy đã tăng cường máy bay trinh sát, thám báo, rồi đổ cả Trung đoàn 45 xuống khu vực Nam Chư Sê để truy tìm dấu vết của Sư đoàn 320. Đúng lúc đó, các đơn vị của ta trên đường 19 Tây và đường 19 Đông được lệnh đánh mạnh, uy hiếp quận lỵ Thanh An và thị xã Pleiku, quân địch vội vã điều Trung đoàn 45 về bảo vệ Pleiku.

Xét thấy thời cơ đã chín muồi, Bộ Tư lệnh Chiến dịch ra lệnh cho Sư đoàn 320 tổ chức cắt đường 14. Mở đầu là tiếng súng của các chiến sĩ Trung đoàn 9. Khoảng 17 giờ ngày 5-3, một đoàn xe địch gồm 15 chiếc từ Pleiku vào Buôn Ma Thuột, đến đoạn Nam Ea H’Leo đã bị các chiến sĩ Trung đoàn 9 chặn đánh, diệt 8 xe quân sự (có 2  xe tăng, 2 xe bọc thép M113), thu 1 pháo 105, 2 xe GMC, bắt sống 30 tên, trong đó có 1 Trung úy ngụy.

Ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Sư đoàn ra lệnh cho Trung đoàn 48 chuẩn bị tiến công chi khu quận lỵ Thuần Mẫn-một căn cứ khá quan trọng và vững chắc của địch nằm án ngữ ngã ba đường 14 và đường 7 cách Pleiku hơn 60 km về phía Nam.

Đúng 6 giờ ngày 8-3, Trung đoàn 48 được tăng cường hai pháo 105 ly và ba pháo 85 ly bắn thẳng tiến công chi khu quân sự quận lỵ Thuần Mẫn. Sau 1 giờ 20 phút chiến đấu ác liệt, Trung đoàn 48 đã làm chủ trận địa, diệt 1 tiểu đoàn bảo an, 2 trung đội cảnh sát dã chiến và cơ quan chi khu, bắt 121 tên, thu 200 súng, có 2 khẩu pháo 105 ly, 18 xe quân sự cùng nhiều phương tiện khác.

Cùng thời gian đó, Trung đoàn 64 sau hơn một tuần liên tục cơ động trong những cánh rừng suốt hai bên dọc đường 14 từ Chư Léo đến Bắc quận lỵ Buôn Hồ làm nhiệm vụ nghi binh, sáng 9-3 được lệnh tiến công chi khu quận lỵ Buôn Hồ. Mặc dù không được chuẩn bị trước, nhưng chỉ chưa đầy 3 tiếng đồng hồ, hai tiểu đoàn 7 và 8 của Trung đoàn cùng các lực lượng tăng cường đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở đây gồm 1 tiểu đoàn bảo an, 1 đại đội cảnh sát dã chiến cùng toàn bộ hệ thống ngụy quyền ác ôn, thu 3 pháo 105, 2 cối 106,7, 22 xe quân sự cùng nhiều vũ khí trang bị của địch, giải phóng hoàn toàn quận lỵ Buôn Hồ.

Chi khu Thuần Mẫn và Buôn Hồ-hai căn cứ mạnh nhất của địch trên tuyến quốc lộ 14 bị tiêu diệt, con đường 14 nối Nam-Bắc Tây Nguyên bị chặt đứt đã cô lập hoàn toàn giữa Pleiku với Buôn Ma Thuột. Thế là, bằng chiến thắng Thuần Mẫn, Buôn Hồ và hàng loạt các hoạt động của Sư đoàn 320 ở phía Bắc đã góp phần tạo thuận lợi cho đơn vị bạn nổ súng tiến công nhanh chóng làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột vào trưa 11-3.

Trận Buôn Ma Thuột quá hiểm và mạnh, tiếp đó là trận Sư đoàn 10 tiến công tiêu diệt toàn bộ lực lượng phản kích tái chiếm Buôn Ma Thuột gồm Sư đoàn 23 Bộ binh và Liên đoàn Biệt động quân số 21 đã làm rung chuyển chế độ Sài Gòn, buộc Tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu phải đi đến quyết định sai lầm: Rút bỏ cao nguyên bằng đường số 7 về giữ vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung.

Sự hoảng loạn trong cơn tháo chạy của Quân đoàn 2 ngụy, cùng những hoạt động tích cực sau đó của Sư đoàn 320 đã tạo nên thời cơ lịch sử cho quân và dân hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum tiến công và nổi dậy giành chính quyền vào ngày 17-3-1975.

Hùng Tấn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.