Sống với nghề sửa khóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiếc xe máy mất chìa khóa được dắt tới, chỉ mấy phút ngắm nghía, người thợ khóa gọt gọt giũa giũa chiếc “chìa phôi” của mình rồi cắm gọn gàng vào ổ khóa. Một tiếng tách vang lên, chiếc xe lại nổ máy lao đi hòa vào dòng người qua lại trên phố phường nhộn nhịp. Đó là một phần công việc của những người thợ khóa đang từng ngày nhọc nhằn bươn chải tại phố núi Pleiku.

Nghề kén thợ

Dọc đường Hùng Vương (TP. Pleiku) không khó để bắt gặp những tiệm sửa khóa nằm im ắng trên vỉa hè. Gọi là tiệm, nhưng thực chất chỉ là chiếc bàn gỗ đặt máy cắt khóa và những thanh ngang treo vô số loại chìa, khóa lủng lẳng. Ông Lê Bá Tùng (trú tại phường Ia Kring) là một trong những thợ sửa khóa kỳ cựu với 35 năm thâm niên. Ông cho hay: “Ngày trước tôi mới vào nghề chỉ có vài tiệm nên khách đông, kiếm tiền dễ hơn bây giờ. Nay tính riêng thành phố cũng có đến trên 50 tiệm sửa khóa, chủ yếu là người trẻ. Nghề này không giàu nhưng mỗi ngày cũng kiếm được từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng”.

 

 Ông Tùng sửa khóa cho khách. Ảnh: Văn Ngọc
Ông Tùng sửa khóa cho khách. Ảnh: Văn Ngọc

Theo ông Tùng, nghề thợ sửa khóa rất kén người, thường phải là người cực kỳ khéo tay, tỉ mỉ và đặc biệt phải có đạo đức. “Lúc 25 tuổi, tôi mới đi lính về, nghề nghiệp trong tay không có. Thế rồi có một người bạn ở gần nhà dạy cho tôi nghề sửa khóa với điều kiện không được dùng nghề để trộm cắp. Sau gần một tháng học nghề tôi tách ra để mở tiệm riêng. Vừa sửa vừa tự mày mò nghiên cứu cách mở khóa khác. Đến giờ thì cũng tròn 35 năm trong nghề rồi, tiền bạc không dư giả gì nhưng cũng đủ nuôi vợ con”-ông Tùng cười mãn nguyện.

Cũng nằm trên “phố sửa khóa”, thợ khóa trẻ Trần Đại Dương 19 tuổi (tổ 8, phường Ia Kring) tâm sự:  “Lúc đầu, bố mẹ em đã ra sức ngăn cản nhưng em không nghe. Thật ra, em đã thích nghề này từ nhỏ khi xem mấy bộ phim trên ti vi. Thế rồi học hết cấp III, em xin đi theo mấy người thợ sửa khóa để học nghề nhưng không ai chịu dạy họ nói nghề này không dạy lung tung vì sợ em dùng nghề để đi trộm cắp. Mãi sau này, thấy em quá đam mê với nghề nên bác Tùng đã cho em theo học, đến giờ cũng được hơn 4 tháng rồi”.

Dương cho biết, trước khi bước vào nghề Dương phải vượt qua các bài kiểm tra về đạo đức của thầy Tùng. 3 tháng đầu theo học nghề sửa khóa Dương phải tiếp tục trải qua bài kiểm tra về tính kiên nhẫn và khéo tay khi phải ngồi cả ngày để mài giũa chìa phôi cho thật đẹp. Vượt qua được hai bài kiểm tra này rồi mới chính thức được truyền dạy nghề sửa khóa.

Vượt qua cám dỗ

Chỉ với một thanh sắt nhỏ trong tay, người thợ khóa có thể mở bất cứ loại khóa nào, lấy đồ thiên hạ một cách dễ dàng. Ranh giới giữa người thợ sửa khóa và kẻ trộm vì thế cũng mong manh như sợi chỉ. Gần 20 năm làm nghề sửa khóa, ông Nguyễn Quốc Nam (43 tuổi) mở tiệm trên đường Hùng Vương cũng  gặp không ít những tình huống khó xử. Có lần, một người đàn ông đến nhờ ông Nam mở tủ đựng tiền. Ông đến nhà quan sát không có ai, sợ mình tiếp tay cho người khác phạm tội nên ông từ chối khéo rằng khó quá không mở được. Lần khác, một người đàn ông in chìa khóa vào tờ giấy rồi đến nhờ ông sao ra một chiếc chìa khóa khác nói là cắt chìa khóa cho vợ, ông phải nói mình không có kỹ thuật đánh chìa khóa in trên giấy để từ chối việc sao chìa.”Tôi từ chối thẳng thừng vì nếu mình làm là tiếp tay cho tội phạm. Làm nghề này nếu không có lương tâm thì rất dễ bị cám dỗ, mà đã bị cám dỗ một lần thì khó đứng vững với nghề”-ông Nam thẳng thắn nói.

Ông Lê Bá Tùng cũng chia sẻ, có lần một thanh niên khoảng 20 tuổi gọi ông đến nhà nhờ mở két sắt. Đến nơi, ông không thấy có ai ở nhà, đoán là thanh niên định trộm tiền của bố mẹ nên ông từ chối. Ngoài ra, còn có những trường hợp mang đến tờ giấy hoặc miếng sáp in hình chiếc chìa khóa rồi nhờ ông cắt muốn lấy công bao nhiêu cũng chấp nhận, nhưng ông Tùng một mực chối từ. “Những trường hợp tương tự rất nhiều, nhưng tôi tin tất cả những người thợ sửa khóa ở Pleiku đều hành xử như vậy. Cắt một chiếc chìa rẻ nhất 10.000 đồng, đắt thì 50.000 đồng. Công việc lai rai quanh năm cũng kiếm được mỗi tháng 4-5 triệu đồng, đủ sống. Làm nghề gì cũng vậy đừng coi đồng tiền to quá, nghèo thì cũng nghèo rồi tham chi đồng tiền, cắc bạc của thiên hạ mà đánh mất danh dự của mình”-ông Tùng giãi bày.

Nguyễn Nhật

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm