Sống thật được đánh đồng với việc văng tục mọi lúc mọi nơi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi ca sĩ Duy Mạnh thường xuyên viết trên mạng những từ chỉ bộ phận sinh dục tục tĩu, một số người còm (comment) trên mạng cho rằng anh ta 'thô nhưng thật', 'sống thật, không giả tạo'. Sống thật được đánh đồng với việc văng tục mọi lúc mọi nơi?
 

 Duy Mạnh (giữa) đến Sở TT-TT TP.HCM chiều 7-8. Anh ta bị phạt 7,5 triệu đồng vì sử dụng ngôn từ trái thuần phong mỹ tục
Duy Mạnh (giữa) đến Sở TT-TT TP.HCM chiều 7-8. Anh ta bị phạt 7,5 triệu đồng vì sử dụng ngôn từ trái thuần phong mỹ tục


Những ngôn từ tục tĩu đó thường được anh ta sử dụng để hậu thuẫn cho những lời sỉ nhục, những định kiến ngấm ngầm nhưng nguy hại, chẳng hạn như nhục mạ phụ nữ, kỳ thị nhóm yếu thế hay cổ xúy lối ứng xử bất chấp lý lẽ để mạt sát người bất đồng quan điểm.

Khi phản bác người khác, anh ta thêm vào những từ như "khóa mõm", "thằng khố rách áo ôm", từ tục chỉ quan hệ tình dục, từ lóng chỉ ma túy... Lâu nay, lối phát ngôn đó vẫn được nhiều người cổ xúy và bắt chước.

Nghệ sĩ sử dụng trang cá nhân như một nền tảng truyền thông hữu hiệu. Vì vậy, việc họ ứng xử tệ hại, nói năng tục tĩu trên mạng không còn là chuyện riêng, là quyền cá nhân nữa.

Sống thật được đánh đồng với việc văng tục mọi lúc mọi nơi?

Không chỉ trong giới nghệ sĩ, kiểu ăn nói này lan rộng khắp mạng xã hội, phủ kín các fanpage có hàng triệu lượt theo dõi. Hàng nghìn tài khoản của học sinh, thiếu niên có ảnh đại diện non nớt nhưng văng tục như lời ăn tiếng nói hằng ngày trên các trang "chửi thuê", "khẩu nghiệp".

Nguyễn Tuấn, một người làm truyền thông, từng nhận định: "Trên nhiều fanpage có tương tác lớn trên Facebook, người quản trị đều chửi bậy như hát hay. Nó gần như trở thành một trào lưu để chứng tỏ: càng thể hiện cảm xúc bằng ngôn từ tục tĩu thì càng khiến người đọc hưng phấn.

Nếu bạn có lý lẽ, bạn chẳng cần chửi thề để gây chú ý. Còn khi bạn liên tục chửi thề chỉ để gây chú ý, lời nói của bạn chỉ là rác thải".

Hồi tháng 3, dưới video bài giảng ôn thi trên trang YouTube của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, nhiều tài khoản (được cho là của học sinh lớp 9 dựa theo nội dung bài giảng) đã để lại những bình luận tục tĩu với thầy giáo giảng bài. Sự việc khiến đài phải nhờ công an vào cuộc điều tra.

Trên Facebook, gần như lúc nào cũng có những cuộc đấu khẩu ngập tràn ngôn từ tục tĩu, với lời ngụy biện "thô nhưng thật". Những người này dùng sự đáng sợ và to tát của ngôn từ tục tĩu để lấn át đối phương và nghiền nát mọi quan điểm đối lập bằng thái độ hung hăng chứ không phải bằng lý lẽ thuyết phục.

Hệ lụy đã quá rõ ràng, không thể chấp nhận.

Theo MI LY (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.