Sống ở xóm ngụ cư: Tuổi thơ bị đánh cắp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ở xóm ngụ cư Hương Quê (H.Bình Chánh, TP.HCM), hầu hết trẻ em không được đến trường. Thanh thiếu niên không có việc làm tử tế, chỉ tìm vận may ở sòng bài, đá gà, chơi số đề...
 
Khang phải phụ cha dượng kéo xe đi làm mỗi ngày. ẢNH: LAM NGỌC
... Nhiều cô gái vị thành niên đã sớm tay bồng, tay bế...
Mới 14 tuổi, nhiều cô gái ở xóm này đã có con. Không ít người trong số họ lạm dụng bạo lực, biến tuổi thơ của con mình trở nên bất hạnh.
28 tuổi và đàn con 10 đứa
Chuyển về xóm Hương Quê mấy năm nay, gia đình chị H.T.Thúy (28 tuổi, quê gốc An Giang) trở thành tâm điểm của cả xóm. Có tám đứa con, từ sáng đến tối lúc nào cũng nghe nheo nhéo tiếng chị Thúy chửi bọn nhỏ: “Mày tính chọc điên tao hả”, “Đi gọi ba mày đi, tao không biết. Biến!”… khiến tôi là người mới đến cũng cảm thấy ngộp thở và đau đầu.
Sau vài ngày thân hơn, tôi được biết chị Thúy lấy chồng đầu tiên vào năm 2005, có hai con. Năm 2008, chồng bỏ đi, chị sống với mẹ ruột ở một xóm giải tỏa tại Q.8. Sau đó chị gặp người chồng hiện tại, kiếm sống bằng cách dẫn con riêng của vợ đi hát kẹo kéo. Từ đây, chị Thúy đẻ tiếp một lèo... tám đứa con, mỗi đứa chỉ cách một tuổi. Chưa đầy 10 năm chị Thúy già đi thấy rõ, quanh mình chỉ thấy toàn tã, sữa.
Người mẹ trẻ chưa đầy 30 tuổi phải đánh vật với gần chục đứa con nên chị thường không giữ được bình tĩnh. Mỗi khi con làm sai, chị lại ném đồ, la hét hoặc đánh đập. Lúc đầu chị còn dùng chổi, roi để đánh con nhưng sau này người trong xóm thường thấy chị tìm được cái gì ném cái đó, con bị thương là bình thường.
Có lẽ lấy chồng khi cơ thể chưa hoàn thiện hết, sinh đẻ không ngừng và lại không hạnh phúc trong hôn nhân nên suốt nhiều năm Thúy bị trầm cảm. Khuyên chị tìm bác sĩ tâm lý nhưng Thúy khẳng định không có bệnh gì.
Hỏi vài người hàng xóm, họ tỏ ra khá thờ ơ. “Đẻ cho lắm rồi bỏ lăn lóc hết xó này tới xó kia. Tám đứa sau chết mất hai, giờ còn sáu mà đứa nào cũng đầy ghẻ, thấy mà ghê”, anh T. hàng xóm lắc đầu nhận xét.
Lấy chồng sớm như Thúy ở xóm ngụ cư này không hiếm. Năm 2017 cả xóm Hương Quê xôn xao việc L.K.N cưới chồng bởi lúc đó cô bé mới…14 tuổi.
 
Cái chòi xập xệ này là nơi ở của D., một người phụ nữ chưa đầy 30 tuổi nhưng đã có 11 đứa con và trải qua nhiều đời chồng. ẢNH: LAM NGỌC
Sau đám cưới, N. chuyển khỏi xóm Hương Quê, cùng chồng thuê căn trọ nằm sát mấy bụi dừa nước. Trong phòng đặt cái lồng nuôi mấy con gà, cạnh chỗ nằm của đứa con mới hơn 1 tuổi. “Nuôi gà trong nhà sẽ ảnh hưởng không tốt tới đứa trẻ. Sao không cho gà ra ngoài?”, tôi hỏi. Bằng vẻ mặt đầy lo lắng, N. cho hay: “Đưa gà ra ngoài là mất liền. Ở đây, cái gì cũng phải để trong phòng thôi”.
Đẻ con liên tiếp để... tránh vào tù
N.T.T.D chưa đầy 30 tuổi nhưng đang mang bầu đứa con thứ... 11. Với D. việc sinh con chỉ để không phải... đi tù.
Theo những người trong xóm Hương Quê, vì thường xuyên ăn cắp vặt và gây rối nên chủ trọ cho tiền để gia đình D. chuyển đi nơi khác. Nhưng chẳng biết đi đâu nên cả nhà dựng chòi tá túc ngay khu đất của một người chủ chưa xây nhà.

Gia cảnh nghèo khó, D. và chồng lại nghiện ma túy nên phạm tội như cơm bữa. Mỗi lần D. phạm tội, công an tới bắt là phải bất lực vì D. có bầu liên miên, đứa lớn chưa kịp cứng cáp D. đã tiếp tục bầu đứa nhỏ. Con lớn nhất của D. năm nay mới 10 tuổi nhưng đã phải trông chừng một đàn em nhỏ. Khi có tiền thì D. cho con ăn, khi không có thì đẩy hết cho người vú nuôi già. Một số người trong xóm bảo D. nên cho con. Nghe lời, D. đã cho hai đứa trẻ. Mỗi đứa cho đi D. nhận về 10 triệu đồng, nhận về hôm trước hôm sau là hết.


Vì cưới nhau sớm nên N. và chồng không đăng ký kết hôn, con sinh ra phải mang họ mẹ. Hiện tại, toàn bộ việc kiếm tiền mua sữa nuôi con N. đều phó mặc cho chồng: “Hết tiền thì em mua từng bịch. Hôm nào có tiền em mua nhiều hơn một chút để dành sữa cho con uống”. Đưa tay lên cái kệ sát vách tường, N. kéo tấm khăn sô phủ kín mặt trên để lộ hơn chục bịch sữa bò. “Con em uống sữa này không hà, một ngày chục bịch vì em không có sữa. Nó bỏ bú em từ khi còn trong cữ. Giờ được tám tháng rồi nhưng nuôi từ giờ tới lớn chắc còn rất cực”, N. chia sẻ.
Nhìn cách người mẹ hai con thay tã, pha sữa một cách vụng về, tôi hỏi vì sao gia đình em không cấm cản thì bà K. (hàng xóm của N.) cho hay: “Cản đâu có được. Không cho thì chúng bỏ đi nơi khác, lúc đó mất con. Chi bằng cho chúng cưới vừa được nở mày, nở mặt mà con vẫn gần bên”.
Sợ đòn roi, 18 lần bỏ nhà
Chạng vạng, như thường lệ, chiếc xe lôi của ông T.T.Huy và bà N.T.Hồng rời khỏi khu Hương Quê hướng về khu Trung Sơn (H.Bình Chánh, TP.HCM) bắt đầu một ngày lao động kéo dài tới 2 - 3 giờ sáng. Năm đứa con của họ lần lượt được nhấc khỏi thùng xe lang thang trên vỉa hè đường số 9A, chỉ còn lại đứa nhỏ hơn 1 tháng tuổi nằm chơi một mình trên thùng xe. Bà Hồng ngồi một góc quan sát tụi nhỏ xin tiền người qua lại. Trong lúc đó, Khang, đứa con lớn nhất 13 tuổi, cầm hộp kẹo chewing-gum theo ông Huy tới mấy quán nhậu bán.
Hơn 23 giờ, chẳng hiểu vì lý do gì Khang không chịu bán kẹo nữa mà nhớn nhác tìm cách chạy trốn. Ông Huy túm cổ Khang và táng cho thằng bé chục bạt tai ngay trên đường rồi ép lên xe. Đi được một đoạn ngắn, Khang lại nhảy xuống tìm đường chạy, mỗi lần như thế, ông Huy chạy theo kéo lại, đế thêm vài cái tát mạnh như trời giáng. Cuộc giằng co giữa người đàn ông và đứa nhỏ lặp đi lặp lại khoảng chục lần cho đến khi về tới xóm Hương Quê.
Thèm kẹo cũng không dám ăn
Cuộc sống đầy nước mắt của Khang được bắt đầu bằng những trận đòn như cơm bữa từ lời kể của hàng xóm: “Bữa nào không ăn đòn là nó ăn cơm không ngon". Nói là ăn cơm nhưng Khang chỉ được ăn đồ cặn đồ thừa. "Dù có bánh cho con nhà hàng xóm nhưng họ cũng không cho thằng bé”, một người hàng xóm xót xa.

Lúc tới thăm nhà, tôi cho Khang vài viên kẹo nhưng cậu bé cứ len lén nhìn hết mẹ lại tới cha dượng, dù có vẻ rất thèm nhưng em không dám bỏ kẹo vào miệng mà đưa cho mấy đứa em. Phải đến khi tôi đưa kẹo vào miệng nói nhai đi em mới dám nhai.


Khang là con riêng của bà Hồng với chồng trước. Ông Huy, bà Hồng lấy nhau từ năm 2009, sinh thêm… tám đứa con. Cả nhà về xóm này được mấy năm.
Ở xóm này, Khang bị xem là “cục nợ đời” nhưng cũng khiến nhiều người xót xa. Em vừa là công cụ kiếm tiền chính cho cả gia đình nhưng cũng là nơi trút giận của mẹ và cha dượng khi có chuyện không vừa ý.
Trong sáu đứa con sống cùng, Khang bị ghét nhất. Bất kể câu nói, việc làm gì của Khang cũng có thể tạo cơn phẫn nộ cho mẹ và cha dượng. Có lần, người trong xóm chẳng hiểu vì sao mẹ Khang cào rách cánh cửa tủ mới mua rồi nói với cha dượng là Khang làm. Việc đó đã khiến Khang nhận một trận đòn thừa sống thiếu chết.
Có hôm lột bỏ chiếc nón mới hết hồn khi thấy trên đầu, mặt em toàn những vết sẹo chi chít. “Thằng nhỏ 13 tuổi mà có khác gì đứa trẻ lên 5. Vậy mà khi đánh họ nhẫn tâm giẫm chân lên ngực, lên cổ thằng nhỏ, nắm đầu thằng nhỏ đập bôm bốp vào tường tới nỗi người ở phòng bên cạnh nghe thôi mà nổi da gà. Không tin, ở đây vài hôm là biết liền”, một người hàng xóm nói.
Chẳng đợi lâu, ngay trưa hôm sau nghe tiếng ồn ào, tôi chạy ra mới thấy Khang vừa bị mẹ lấy chiếc búa bổ vào đầu, máu chảy lênh láng, ướt cả mặt. Lúc này người cha dượng đang chơi bạc về lấy chiếc áo cũ lau máu rồi ra lệnh em vào nhà không được ra ngoài.
Một ngày sau trận đòn ấy Khang bỏ trốn. Đây không phải lần đầu mà lần thứ...18. (còn tiếp)
(Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Lam Ngọc (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.