Sống cho thỏa "đời nổi trôi"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xuất hiện trên cuộc đời này, có người bám chặt ở mặt đất phố thị, có người kết dính ở làng mạc, có người neo vào thảo nguyên, lại có người lưu lạc theo mặt nước để sống và gửi gắm lần đời duy nhất như nhau này. Người chọn phố thị thì ở trạng thái định cư-đó là điều quen thuộc, bình thường. Nhưng người du mục thì rày đây mai đó thì vượt ra khỏi suy nghĩ quen thuộc của chúng ta về “định cư”, “chỗ ở”, “chỗ sinh tồn”, “căn nhà”.

Người theo con cá để tồn tại càng như vậy. Chỗ nào có mặt nước, hình thành nên hồ họ sẽ đến đó. Có cá họ đến, hết cá họ đi, đi tiếp, tìm mặt nước. Tôi gọi trạng thái ký gửi vào mặt nước suốt cuộc đời này bằng cái từ có lẽ chưa ai dùng, là “Du ngư” vậy.  Dân đánh cá trên biển đi đánh gì rồi cũng “về bờ”, “vào bờ”-làng và gia đình họ ở trên bờ đó. Còn dân sông hồ nước ngọt chốn núi rừng này thì đưa cả gia đình đi trong hành trình “Du ngư” của mình. Mà hành trình du ngư thì không có điểm dừng, chỉ đến khi mãn đời.  Họ bảo họ yêu cuộc sống trên mặt nước và quê hương họ là mặt nước, bất kể đó là mặt nước ở đâu, đến mức không còn phân biệt nữa về ý niệm “hành chính”.

 

Chèo thuyền di chuyển qua các “nhà” hàng xóm. Ảnh: N.H.T
Chèo thuyền di chuyển qua các “nhà” hàng xóm. Ảnh: N.H.T

Trong những xó núi, xó rừng, lũng sâu có “nước” bỗng dưng thấy họ đáp xuống. Rất tự nhiên, như cá tìm nước, chim tìm trời, tình nhân tìm tình nhân. Lại có lúc những căn nhà của họ ở giữa hồ nước mênh mông rộng cả vài ngàn ha. Họ chơi vơi giữa trời nước bao la đó. “Mái nhà” và làng bè của họ cô độc. Hoặc là họ nghĩa khí, ngạo nghễ trước kiếp sống đó. Nước là môi trường sống của họ, không gian sống của họ. Con cá dưới nước cho họ cơm áo. Thả lưới, giăng câu, bơi lặn cho họ tình yêu cuộc sống. Họ không cần đất đai, nên cũng không bao giờ tranh chấp với ai về đất đai. Họ vô sản, nếu theo nghĩa đã là người thì phải “có nhà” và chỉ dấu của sở hữu là sổ hồng, sổ đỏ. Nhưng họ có cả đất trời. Thế  giới của họ lạc ra bên lề, không nằm trong trực quan tâm hay hướng đến của đại chúng nên trong tự điển cho đến thế kỷ XXI vẫn không có từ chỉ về trạng thái sống, kiểu sống này. Nhưng họ cũng là con người, cũng tham dự vào thế trần như chúng ta.

Chưa hẳn sống trong một căn biệt thự xa hoa ở Nam Sài Gòn tươi vui hơn trong căn nhà bè trên nước ở một hồ sâu trong rừng. Chưa hẳn sống trong một căn phố ở đường Đồng Khởi TP. Hồ Chí Minh hay khu 36 phố phường cổ Hà Nội an toàn hơn mái nhà bè kia. Chưa hẳn trước nắng mưa, bão tố từ trời, những mái nhà ở phố vững chãi hơn căn nhà bè hai bên vách núi…        

*
Họ là người dân nước Việt của tôi. Nơi mặt nước đó, đời họ nối sang đời con, đời cháu, đời chắt. Nhiều người đã không còn để ý đến bổn xứ nữa. Họ chỉ nghe nói ông cha thuở xa xưa là dân hạ lưu Mê Kông, những Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…, theo con nước mà trôi ngược sang biển hồ Tonlé Sap bên Campuchia, rồi ngược lên miền thượng Tây Nguyên này, với những lòng hồ Trị An, La Ngà, Ia Ly, Sê San, Hàm Thuận, Đa Mi, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Buôn Tuasrah, Đak Tih, Đại Ninh, Sêrêpôk… Tôi thường ở với họ. Tôi sống ở phố, nhưng những kỳ lễ lạt, họ hay gọi  điện bảo tôi: “Vào đón lễ trong này đi. Đi Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội mà làm gì!”.

Họ có khả năng sinh tồn và cảm nhận về hạnh phúc theo kiểu của họ. Họ có cách để có một tổ ấm, mái nhà theo kiểu mà chỉ họ mới hiểu được trời đất ở nơi đó. Khi đặt chân xuống một vùng mặt nước, việc đầu tiên là cắm một cái lều trên bờ để ở tạm. Những chiếc xuồng và ngư cụ được thả xuống mặt nước. Vừa đánh bắt, họ vừa dành thời gian tìm hiểu, khảo ngẫm, “đọc” cho ra đặc điểm thủy lưu, khí động học, gió lành, gió độc, dòng nóng, dòng lạnh, ánh sáng, bóng tối, hướng gió đi, giờ gió ngủ… Khi đã nắm trọn thiên nhiên trong tay, họ bắt đầu cất nhà bè để sống ổn định. Nguyên tắc “xây dựng nhà” trong thế giới thủy dã này là: Tránh đường nước chảy ở dưới và hướng gió đi qua ở bên trên. Nên bao giờ cũng thấy nhà bè liền lạc lại với nhau, và những “làng bè” hình hành theo một trục nào đó, cho dù giữa một vùng non nước mênh mông. Một tính toán khá khoa học và tổ chức chặt chẽ, trật tự đến ngỡ ngàng. Vì vậy mà làng bè nào cũng luôn lớp lang, như có bàn tay quy hoạch. Chỗ ở đó, nước không sâu hơn bốn mươi mét, và cũng không cạn hơn thế, thì mọi sinh hoạt, lưu thông mới thuận lợi. Nếu không như thế, vùng nước chỗ cất nhà, lập làng sẽ không ấm, mà nước phải ấm mới tốt cho sức khỏe và không bao giờ có muỗi. Đó là chỗ quanh năm dù mùa nào thì cũng đều ngày mát, đêm ấm. Thêm nữa, thế thì nhà bè mới khỏi đong đưa. Họ bảo sống kiếp giang hồ như họ sợ nhất là gió lộng (giới “xã hội đen” phố thị đánh cắp khái niệm đẹp đẽ của từ “giang hồ” vốn nghĩa là ngao du, tận hưởng, sống giữa trời đất, người đi qua nhiều sông núi… để làm sang, rồi dần làm méo mó từ “giang hồ” tự lúc nào không hay!). Giang hồ mơ mộng, nhưng không ai liều mình cất lẻ loi một căn nhà giữa lòng nước bao la kia để hưởng cho trọn vẻ đẹp thiên nhiên này cả. Nếu có ngư phủ nào đó cá biệt, quyết ở đơn lẻ, thì căn nhà anh ta cất cũng khép sâu vào vách núi, tránh những nguyên lý tự nhiên dễ gây hại ở trên.

Kết cấu nhà của họ là hệ thống phao bằng các bè lồ ô được chặt trên những cánh rừng lồ ô quanh đấy đem về ngâm tẩm để tăng độ bền. Nhiều mảng bè như thế được kết lại làm “nền nhà”, rồi dựng nhà trên đấy. Gần đây, xã hội tiến triển, thế là vật liệu “nền nhà” được “lên đời” bằng những thùng nhựa composite dày rỗng khi người ta đã hút hết hóa chất, hoặc thùng phuy sắt nhựa đường đã lấy xong nhựa. Tuy nhiên, để căn nhà nổi êm ái, cũng buộc phải kết hợp hệ thống phao này với phao bè lồ ô-đặt phía trong kết cấu “nền”. Bè tre có đặc dụng nổi ngầm, phao nhựa sắt có đặc dụng nổi hẳn lên mặt nước. Kết hợp cả hai, thì trung hòa được độ tĩnh tại, làm vững chắc cả khối nhà, chống chọi được gió bão, sóng xô, con nước. Khung sườn nhà bằng gỗ, sắt. Vách nhà bằng ván xẻ mỏng, hay thân lồ ô được đập dập kết lại, hoặc bằng miếng nhôm, tôn. Phía ngoài của vách ván, hoặc lồ ô kia đắp lên một lớp tôn hoặc bạt nhựa để luôn ấm bên trong, và bảo vệ lớp gỗ hay lồ ô đó. Nhà chắc, nhưng phải nhẹ. Tùy theo số người trong gia đình mà nhà bè cần làm to hay bé. Có nhà hai ba thế hệ chung sống, có nhà của vợ chồng mới cưới, có nhà của người mới trưởng thành và cả nhà của người độc thân.

*
Người sống “giữa bốn bức tường đô thị” mà bước xuống căn nhà họ ở sẽ cảm giác về một không gian sống thanh khiết vô bờ. Mái nhà bè của người du ngư vững chãi, an lạc, xa xỉ khác thường lắm, mà có khi ta phải mơ tưởng để được sống, được bằng. Thói thường đám đông, cũng có khi nhìn cuộc sống bằng tọa độ khác, mà tưởng rằng cảnh này là tha nhân đang chịu đựng, kham khổ, tạm bợ, nổi trôi. Nhưng đời người thoáng chốc, sống đâu mà chả “tạm”, hỡi con người!

Bút ký của: Nguyễn Hàng Tính

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null