Sôi nổi hoạt động văn hóa, văn nghệ xuân Quý Mão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với các địa phương trong cả nước, hoạt động văn hóa, văn nghệ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai được quan tâm triển khai đồng bộ, phong phú, đa dạng.

Tỉnh và các địa phương đã xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đảm bảo lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc và thị hiếu của thời đại, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của Nhân dân.
Các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, trang trí (treo cờ, băng rôn, tuyên truyền bằng panô, áp phích; trang trí hoa, cây cảnh, đèn chiếu sáng tại các tuyến đường chính…) tại các khu vực trung tâm, địa điểm di tích lịch sử, văn hóa, du lịch, vận động nhân dân treo cờ Tổ quốc trong dịp Tết Nguyên đán được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai nghiêm túc. Các cơ quan báo, đài của địa phương tăng các chuyên trang, chuyên mục, tổ chức viết bài, xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình tuyên truyền về những thành tựu của đất nước, của địa phương; các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán; giới thiệu về văn hóa truyền thống, mảnh đất và con người Gia Lai. Từ ngày 14-1 đến 24-1 (tức 23 tháng Chạp đến mùng 3 tháng Giêng), Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; Trung tâm Văn hóa-Thông tin, thể thao các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã đăng tải, phát sóng trên 300 tin, bài, phóng sự về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các lễ hội truyền thống trên toàn quốc và của địa phương. Cổng thông tin điện tử, các trang, tài khoản mạng xã hội của các cơ quan, đơn vị; các huyện, thị xã, thành phố tăng cường đăng các tin bài phản ánh về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các hoạt động chào mừng năm mới 2023. Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch), Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các hoạt động tuyên truyền tại địa phương trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đặc biệt là ra quân tuyên truyền về phòng-chống vi phạm pháp luật về pháo, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh (thứ 8 từ trái sang) trao nhà tình nghĩa cho anh Rlan Hải-Công an bán chuyên trách xã Gào, TP. Pleiku. Ảnh: Thúy Trinh

Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh (thứ 8 từ trái sang) trao nhà tình nghĩa cho anh Rlan Hải-Công an bán chuyên trách xã Gào, TP. Pleiku. Ảnh: Thúy Trinh

Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tỉnh bố trí hơn 44 tỷ đồng thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho đối tượng người có công với cách mạng, đối tượng xã hội tại cộng đồng; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp khối Đảng, Nhà nước và đoàn thể; đi thăm, tặng quà các đơn vị, địa phương; hộ gia đình chính sách, hỗ trợ các thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số... để tổ chức các hoạt động vui xuân, đón Tết. Từ 23 tháng Chạp đến mùng 3 Tết, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao tại các địa phương trong tỉnh được tập trung tổ chức, tạo không khí vui tươi cho người dân. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức được gần 100 buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ trên 100.000 lượt người dân. Hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức rộng khắp ở khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố đến các phường, xã, thị trấn, các thôn, làng, tổ dân phố.

Tỉnh đã tổ chức hoạt động dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên tại Quảng trường Đại đoàn kết, tổ chức lễ viếng các anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh. Các địa phương trong tỉnh theo điều kiện thực tế cũng đã tổ chức các hoạt động viếng, tri ân, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc trong dịp Tết đến, xuân về. Các chương trình nghệ thuật đón Giao thừa được tổ chức hầu hết tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Chương trình nghệ thuật “Xuân yêu thương-Tết đoàn viên” mừng Xuân Quý Mão 2023 do UBND TP. Pleiku phối hợp cùng Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh cùng một số cơ quan, đơn vị diễn ra vào tối 21-1 (đêm 30 Tết) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) có sự tham gia biểu diễn của hàng trăm nghệ sĩ; là màn tổng hòa của nhiều tiết mục truyền thống lẫn hiện đại mang âm hưởng mùa xuân, thu hút khoảng gần 4.000 người đến xem.

Lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa được tổ chức hàng năm tại thị xã An Khê vào mùng 4 Tết. Ảnh: Hồng Thi

Lễ kỷ niệm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa được tổ chức hàng năm tại thị xã An Khê vào mùng 4 Tết. Ảnh: Hồng Thi

Các hoạt động lễ hội, sự kiện văn hóa như: Lễ kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa tại thị xã An Khê; Triển lãm ảnh quảng bá, giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo và Rộc Tưng-Gò Đá tổ chức tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai; Hội Báo Xuân Quý Mão 2023; trưng bày 125 bức ảnh, tư liệu về kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Quảng trường Đại Đoàn Kết… được quan tâm tổ chức chu đáo, thu hút đông đảo người dân tham gia. Nhiều địa phương quan tâm tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao. Tiêu biểu như huyện huyện Krông Pa có 14/14 xã tổ chức giải đấu thể thao; huyện Kbang có 7/14 xã tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Mường, Bahnar; huyện Đak Pơ tổ chức “Phiên chợ Tết” lồng ghép các trò chơi ném còn, đi cà kheo...

Để các lễ hội trên địa bàn tỉnh diễn ra hiệu quả, an toàn, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc, các cơ quan, đơn vị đã chú ý tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, du lịch; thông tin, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức tự giác, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện tốt công tác phòng-chống cháy, nổ tại các địa điểm tổ chức lễ hội.

Các điểm tham quan, du lịch, vui chơi trên địa bàn tỉnh như: Quảng trường Đại Đoàn Kết, khu du lịch sinh thái Biển Hồ, Công viên văn hóa Đồng Xanh, Công viên Diên Hồng, khu du lịch sinh thái Xuân Thủy (TP. Pleiku), thác Phú Cường (huyện Chư Sê), Quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo, di tích khảo cổ quốc gia Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê)… đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, các phương án đến mở cửa thường xuyên, đón và phục vụ du khách trong dịp Tết. Lượng du khách và doanh thu từ du lịch dự báo tăng cao so với năm 2022.

Người dân Pleiku nô nức xuống đường du xuân. Ảnh: Đức Thụy

Người dân Pleiku nô nức xuống đường du xuân. Ảnh: Đức Thụy

Với sự vào cuộc đồng bộ của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã được tổ chức chu đáo, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Qua đó, góp phần động viên các tầng lớp nhân dân tiếp tục hăng say lao động sản xuất, tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023.

TỐNG THỚI MỐC

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.