Sợi dây gắn kết bền chặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất vô cùng nghiêm trọng, trong đó du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ngoài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các tỉnh miền Trung thời gian qua còn phải gánh chịu thiệt hại kép do thiên tai, bão lũ.

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch đòi hỏi chúng ta phải triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để kích cầu du lịch nội địa, đặc biệt là liên kết phát triển để khơi dậy tiềm năng của ngành du lịch.

Mỗi địa phương đều có những thế mạnh riêng về du lịch. TP HCM với điểm nhấn là du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, sự kiện, du lịch mua sắm, ẩm thực, giải trí và văn hóa; TP Hà Nội với thế mạnh là du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái; 5 tỉnh, thành miền Trung với thế mạnh là du lịch văn hóa - di sản, du lịch ẩm thực, du lịch biển đảo. TP HCM tin rằng với các thế mạnh nêu trên, cùng với những dư địa hiện có, chúng ta có đủ khả năng để phục hồi ngành du lịch nước nhà.

Trong những năm qua, sự liên kết phát triển của 5 tỉnh, thành Vùng Kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, việc liên kết chỉ phát triển nội vùng, chưa có liên kết điểm mới, thị trường mới; chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh du lịch vốn có của các địa phương...

Tại diễn đàn hôm nay, bên cạnh các nội dung thỏa thuận đã được lãnh đạo các tỉnh, thành thảo luận, TP HCM nhận thấy cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào các nội dung trọng tâm sau:

Một là, phấn đấu tăng tỉ lệ khách du lịch từ TP Hà Nội, TP HCM đến Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và ngược lại, xem đây là mục tiêu bao trùm trong giai đoạn 2020-2025 nhằm tăng số lượng khách du lịch nội địa, giúp doanh nghiệp du lịch tại các địa phương khôi phục và ổn định hoạt động sau những tổn thất do đại dịch Covid-19.

Hai là, công tác phát triển sản phẩm du lịch gắn với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với định hướng khai thác sản phẩm đặc trưng như: du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản; du lịch sinh thái tìm hiểu di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển kết nối với loại hình du lịch đô thị. Đối với TP Hà Nội và TP HCM với định hướng khai thác sản phẩm đặc trưng như du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, qua đó góp phần tạo ra sự đa dạng trong hành trình của du khách đến vùng.

Ba là, đặc biệt chú trọng phối hợp để tổ chức có hiệu quả công tác quảng bá xúc tiến du lịch vùng; kết hợp với các đơn vị phân tích dữ liệu quốc tế để nắm bắt kịp thời tâm lý của du khách để tổ chức tốt công tác quảng bá xúc tiến du lịch vùng...

Thực tế đã khẳng định liên kết là một trong những "chìa khóa" để mở ra giai đoạn phát triển mới cho ngành du lịch, đây còn là "sợi dây bền chặt" gắn kết các địa phương giúp ngành du lịch có thể nhanh chóng phục hồi.

(Lược trích phát biểu tại Diễn đàn Liên kết phát triển du lịch TP Hà Nội, TP HCM và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2020, ngày 27- 11. Tựa do tòa soạn đặt).

LÊ THANH LIÊM, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.