Chỉ trong vòng 3 tháng tại Lâm Đồng đã có đến 578 tấn khoai tây nhập về, khiến cơ quan chức năng và người dân đau đầu về việc thương hiệu nông sản Đà Lạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đó là con số mà ông Hoàng Sỹ Bích – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đưa ra trong cuộc họp giao ban báo chí ngày 6.9. Cụ thể, từ ngày 18.6, lực lượng chức năng đã phát hiện 25 tấn khoai tây được nhập về Đà Lạt, đến nay con số đã tăng lên 578 tấn.
Theo ông Bích, điều cấp thiết nhất hiện nay là phải tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh không vì hám lợi mà làm hàng giả, hàng nhái nông sản của Đà Lạt, làm mất uy tín nhãn hiệu nông sản địa phương, thiệt hại về mặt kinh tế cho nhà nông ở Lâm Đồng.
Nhà nông ở Lâm Đồng đang đau đầu và xót xa khi khoai tây Trung Quốc tràn ngập Đà Lạt.
Bên cạnh đó, ông Bích cho biết Sở sẽ phối hợp với các ngành liên quan và địa phương tiếp tục triển khai, lấy mẫu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông sản để xử lý vi phạm nếu có.
Ông Võ Ngọc Hiệp – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng thông tin, các tiểu thương, đơn vị kinh doanh các mặt hàng nông sản nhập từ Trung Quốc là theo đơn đặt hàng của các đầu mối. Có cơ sở nhập từ 30 – 60 tấn khoai tây trong vòng 2 ngày.
Tại Lâm Đồng có cơ sở nhập 30 - 60 tấn khoai tây chỉ trong hai ngày.
Ông Hiệp cũng cho biết, tại Đà Lạt có 6 cơ sở nhập nông sản Trung Quốc về sơ chế sau đó đưa đến các chợ đầu mối tại TP. Hồ Chí Minh (trong 6 trường hợp có đến 4 hộ đưa về chợ Thủ Đức).
Ngoài ra, tại Đơn Dương và Đức Trọng cũng có 11 cơ sở. Tuy nhiên, qua kiểm tra các loại nông sản này đều đảm bảo chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá ngưỡng quy định.
Từ ngày 15.9, Chợ nông sản Đà Lạt chỉ được bán nông sản của địa phương, các loại nhập khẩu về sẽ không được phép. Ảnh: V.L
Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt đưa ra một số giải pháp của thành phố như: Từ ngày 15.9 chợ nông sản Đà Lạt chỉ được buôn bán các loại nông sản của địa phương, không được vận chuyển, nhập khẩu, lưu trữ nông sản Trung Quốc. Bên cạnh đó, các tiểu thương cũng không được rửa khoai sau đó lưu trữ tại các kho của chợ.
Tuy nhiên, đến nay, tất cả những giải pháp áp dụng mới mang tính tạm thời, chưa có sự đột phá, căn cơ trong việc ngăn chặn nông sản nhập lậu vào Lâm Đồng, chưa giải quyết được tận gốc vấn đề bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt.
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề xuất xây dựng cầu xoắn ốc để vượt địa hình dài 600m, tổng mức đầu tư toàn tuyến 730 tỷ đồng cho tuyến đường tránh thành phố Đà Lạt dài hơn 10km.
Sau khi Báo Lâm Đồng Online đăng tải bài viết “Xót xa hoàn cảnh của bé gái mới 15 tuổi đã sinh con”, Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.
Theo Sở Công Thương Lâm Đồng, các món ăn chế biến từ bơ phục vụ trên chuyến bay sẽ được gắn tên “Bơ Lâm Đồng” để người sử dụng nhận biết, qua đó nhằm quảng bá để thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu quả bơ.
Lâm Đồng nằm ở Nam Tây Nguyên, được mệnh danh là Xứ sở ngàn hoa, có diện tích trên 9.781km2, có 10 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; 8 huyện, 137 đơn vị hành chính cấp xã.
Ủy Ban kiểm tra Trung ương yêu cầu tịch thu số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng liên quan đến dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Đây là dự án có nhiều "tai tiếng" trong thời gian qua.
Động vật quý hiếm ở khu vực Bắc Tây Nguyên hầu hết sinh sống tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Sa Thầy, Kon Tum) và đang được bảo vệ nghiêm ngặt với sự tuần tra, kiểm soát liên tục của lực lượng chức năng.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu