Sinh ra giữa tình người nơi đất trại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ôm cậu con trai trong lòng, chị Lữ Thị Thiên (SN 1988, ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) gạt nước mắt vì vui sướng. Trong quãng đời khắc nghiệt nhất, đau khổ nhất do mất tự do vì phải trả giá cho tội lỗi của mình, chị đã may mắn được hưởng sự khoan hồng của Đảng, Nhà nước.
 

Bị bắt khi đang mang thai, đến nay con trai đã học lớp 2, khỏe mạnh, bình an, thông minh, nhanh nhẹn, đối với chị Thiên và giống như nhiều người mẹ khác trên đời, chỉ điều đó đã là quá đủ.
 

Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định đặc xá cho phạm nhân dịp Quốc khánh 2/9/2022.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định đặc xá cho phạm nhân dịp Quốc khánh 2/9/2022.


Lữ Thị Thiên là người dân tộc Khơ Mú, ở xã vùng cao của huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Nhà nghèo, đông anh chị em nên Thiên không được học nhiều, chỉ biết đọc và  viết nguệch ngoạc tên mình, lớn lên chỉ biết làm nương, làm rẫy. Hiểu biết hạn chế nên năm 22 tuổi, có người rủ sang Trung Quốc lấy chồng, Thiên theo luôn. Đó là vào năm 2010. 4 năm sau, chồng Thiên là Vàng Khai bảo Thiên về Việt Nam tìm phụ nữ mang sang Trung Quốc bán với giá 30 triệu đồng/người. Lúc đó, Thiên đang mang thai nhưng vì hám tiền nên đồng ý, gọi điện cho chị dâu là Ven Thị Dần và Cụt Thị Hồng đặt vấn đề tìm phụ nữ sang Trung Quốc với giá 5 triệu đồng/người. Thấy có lợi, Hồng và Dần đã rủ 5 thiếu nữ ở cùng bản, nói dối là đi làm may ở TP Hồ Chí Minh. Sau khi 5 cô gái trên đồng ý, Thiên đã từ Trung Quốc về TP Vinh đợi Hồng và Dần đưa các nạn nhân từ Kỳ Sơn xuống, trả cho Hồng và Dần 2 triệu tiền công rồi mua vé cho các nạn nhân đi Móng Cái.

Trên đường đi, các nạn nhân phát hiện bị lừa nên đã yêu cầu Thiên cho xuống xe nhưng cô ta đe dọa cho “xã hội đen” đánh, ép phải sang Trung Quốc. Khi đến TP Móng Cái, Công an TP Móng Cái phát hiện nhóm phụ nữ có biểu hiện bất thường nên đã yêu cầu các bên trình báo, từ đó bắt quả tang Lữ Thị Thiên phạm tội mua bán người. Quá trình điều tra, Công an TP Móng Cái bắt giữ Ven Thị Dần và Cụt Thị Hồng. Bị bắt khi đang mang thai nên trong thời gian ở Trại tạm giam Quảng Ninh, Lữ Thị Thiên được các cán bộ giúp đỡ, tạo điều kiện. Khi cô sinh con, cũng chính các cán bộ đưa đi bệnh viện, chăm sóc như người thân. Với mức án 11 năm tù giam, Thiên thi hành án ở Trại giam Hoàng Tiến. Lúc đó, con trai Thiên gần 1 tuổi.


 

Cán bộ Trại giam Hoàng Tiến trao Quyết định đặc xá và tiền tàu xe, tái hòa nhập cộng đồng cho Lữ Thị Thiên.
Cán bộ Trại giam Hoàng Tiến trao Quyết định đặc xá và tiền tàu xe, tái hòa nhập cộng đồng cho Lữ Thị Thiên.



Mặc dù gia đình đông anh em nhưng bố già yếu, nghèo khó, mẹ mất sớm, các anh chị em đều nghèo, không hiểu biết lại xa xôi nên suốt thời gian gần 8 năm kể từ khi bị bắt đến lúc được đặc xá, không ai trong gia đình đến thăm Thiên, tất cả mọi sinh hoạt của mẹ con Thiên đều nhờ chế độ của Nhà nước và cán bộ, chiến sĩ trại giam giúp đỡ. “Lúc tôi ở trại tạm giam lên đây, con còn bé, hay ốm đau, các cán bộ tốt với mẹ con tôi lắm. Tôi được nghỉ lao động để trông con, khi cháu ốm, các cán bộ còn mua thuốc tốt ở ngoài đưa vào cho con, mua quần áo mới. Ngày Tết, cán bộ cho mẹ con tôi nhiều quà lắm. Bánh chưng, kẹo bánh, sữa, quần áo cho cháu, thịt cá, giò để mẹ con tôi ăn tết. Tôi thật sự rất biết ơn mà không biết nói thế nào. Gia đình tôi ở xa, lại nghèo nên không ai thăm đâu, viết thư cũng không trả lời vì không biết chữ, từ nhà đến huyện xa lắm...”-Thiên cho biết.

Đối với cán bộ, chiến sĩ Trại giam Hoàng Tiến, dù Thiên không người thăm nuôi, giúp đỡ nhưng do cô ta có con nhỏ nên Ban Giám thị và các cán bộ rất quan tâm phạm nhân này. Ngoài chế độ Nhà nước quy định dành cho cháu bé, các cán bộ luôn giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho mẹ con Thiên. Con trai Thiên dù sinh ra trong điều kiện khó khăn nhưng được chăm sóc chu đáo nên khỏe mạnh, thông minh. Khi cháu được 36 tháng tuổi, theo quy định, cháu phải được đưa về gia đình để chăm sóc. Tuy nhiên, do gia đình không ai đón cháu về được nên Thiên đành nhờ trại giúp đỡ. Trại giam Hoàng Tiến đã liên hệ, gửi cháu vào Trung tâm bảo trợ xã hội TP Chí Linh. Theo đó, ngoài chế độ Nhà nước cấp cho cháu ăn, học, Trại giam Hoàng Tiến vẫn thường xuyên trích quỹ đời sống giúp đỡ thêm cho cháu, động viên cháu học tập tốt, động viên Thiên yên tâm cải tạo.


 

 Lữ Thị Thiên được cán bộ trại giam hướng dẫn làm thủ tục nhận con.
Lữ Thị Thiên được cán bộ trại giam hướng dẫn làm thủ tục nhận con.



Thi thoảng, để giúp Thiên đỡ nhớ con, cán bộ Trại giam Hoàng Tiến đã liên hệ với trung tâm bảo trợ xã hội, cho con Thiên được nghe điện thoại của mẹ. Hai mẹ con dù không được nhìn nhau nhưng nghe tiếng nói của mẹ, con Thiên cũng yên tâm và vui vẻ hơn hẳn. Khi cháu vào lớp 1, trung tâm bảo trợ xã hội đã nhập học cho cháu, tạo điều kiện cho cháu học tập. Con trai Thiên, dù sinh ra và sống trong hoàn cảnh thiệt thòi nhưng khá ngoan và biết nghe lời. Về phía Thiên, đáp lại sự quan tâm của các cán bộ, Thiên luôn nỗ lực cải tạo. Vì vậy, kết quả cải tạo của chị luôn đạt loại khá, tốt. Thiên cũng là một trong các phạm nhân của Trại giam Hoàng Tiến được Chủ tịch nước đặc xá năm 2022. Được trở thành công dân tự do, có giấy tờ, được sống với con, Thiên mừng lắm.

Thiên cho biết: “Tôi đi khỏi địa phương sang Trung Quốc từ rất lâu rồi, không có giấy tờ gì. Nay được trại phối hợp với Công an Hải Dương làm thủ tục cấp căn cước công dân tôi mừng lắm. Nếu không được cán bộ đến trại cấp căn cước công dân, tôi cũng chưa biết thủ tục thế nào, đến đâu để làm. Tôi rất cảm ơn Đảng, Nhà nước, Bộ Công an đã tạo điều kiện cho những người lầm lỗi như chúng tôi”.

Mấy hôm trước, khi công bố đặc xá, Thiên mừng không ngủ được. Đã mấy năm rồi chị xa con trai, không biết cháu đã như thế nào. “Khi cán bộ thông báo Chủ tịch nước có quyết định đặc xá, phổ biến các quy định, tôi liên hệ bản thân và thấy mình có đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nên đã làm đơn, được hội đồng cán bộ xét duyệt. Tôi mừng lắm, lần này về nhà tôi sẽ cố gắng nghề may tôi học được trong trại để kiếm tiền nuôi con”. Sau khi hồ sơ của Lữ Thị Thiên đủ điều kiện đề nghị đặc xá, Trại giam Hoàng Tiến đã liên hệ với Trung tâm bảo trợ xã hội Chí Linh để được hướng dẫn các thủ tục chuyển nơi học cho con trai Thiên về quê theo mẹ, đồng thời liên hệ với chính quyền địa phương - nơi Thiên sẽ về cư trú, giúp cháu có thể nhập học theo quy định.

 

Mẹ con Lữ Thị Thiên với cán bộ Trại giam Hoàng Tiến, Trung tâm bảo trợ xã hội Chí Linh trong ngày Thiên được đặc xá.
Mẹ con Lữ Thị Thiên với cán bộ Trại giam Hoàng Tiến, Trung tâm bảo trợ xã hội Chí Linh trong ngày Thiên được đặc xá.


Đại tá Nguyễn Thành Công, Giám thị Trại giam Hoàng Tiến cho biết, do gia đình chị Lữ Thị Thiên ở xa, không có điều kiện đi lại nên đơn vị đã liên hệ với chính quyền địa phương và gia đình, tạo mọi điều kiện để Thiên đưa cháu về nhà ổn định cuộc sống, để cháu tiếp tục được đến trường như những đứa trẻ khác.

Sau khi công bố và trao quyết định đặc xá của Chủ tịch nước và chế độ tiền đi lại, tái hòa nhập cộng đồng cho Lữ Thị Thiên xong, cán bộ Trại giam Hoàng Tiến đã đưa Thiên ra Trung tâm bảo trợ xã hội Chí Linh để Thiên được gặp con, cùng với trung tâm bàn giao con cho Thiên để đưa về quê.

Gặp lại sau hơn 5 năm xa cách, Thiên ôm chặt con nghẹn ngào nước mắt. Đứa con trai sinh ra trong trại giam, không có bố, mẹ đi thi hành án, phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng được chăm sóc khỏe mạnh, thông minh. Hai mẹ con mừng mừng, tủi tủi ôm nhau khóc. Thương hoàn cảnh của Thiên, một nhà hảo tâm đã tặng thêm tiền giúp mẹ con Thiên về quê.

Được cán bộ đưa ra bến xe về quê, mẹ con Thiên líu ríu bước lên xe. Bắt đầu từ đây, một chân trời mới mở ra với họ. Cho dù nhiều khó khăn phía trước, cho dù cuộc sống còn gian nan nhưng hạnh phúc đã nở hoa trong những ngày khó khăn nhất. Đối với Thiên, trại giam không chỉ là nơi cô trả giá cho lỗi lầm mà còn là gia đình, là trường học giúp cô biết yêu thương, trân trọng cuộc đời; các cán bộ trại giam không chỉ là thầy, là cô dạy nghề, dạy chữ, quản lý giáo dục người lầm lỗi mà chính là người nhà, người thân đã giúp mẹ con có cuộc đời bình an, tươi sáng như hôm nay.

 

Theo Phương Thủy (cand)
 

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.