Say đắm nông trường chè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
   (Trích bài thơ Ta Đi Tới - Tố Hữu)
Cứ mỗi lần lang thang, ngắm cảnh trên vùng núi và trung du Bắc bộ chúng ta lại nhớ tới những câu thơ trên của Tố Hữu. Những câu thơ ấy mô tả vẻ đẹp đặc trưng của mảnh đất này. Trong đó chè (trà) - một loại cây mang lại kinh tế, nguồn thu cho địa phương được trồng trên những quả đồi ở rất nhiều nơi.
Nhìn từ trên cao, hình dáng người công nhân đang chăm sóc chè thật nhỏ bé giữa màu xanh mênh mông
Nhìn từ trên cao, hình dáng người công nhân đang chăm sóc chè thật nhỏ bé giữa màu xanh mênh mông
 
Chúng tôi đã đi qua nhiều vùng nông trường chè bạt ngàn như: Mộc Châu (Sơn La), Tân Cương (Thái Nguyên) hay Văn Chấn (Yên Bái)… Nhưng với những ai yêu nhiếp ảnh phong cảnh và cuộc sống thì nên tìm đến ghi hình ở các nông trường chè ở Tân Sơn và Thanh Sơn (Phú Thọ).
 Một ngôi nhà nhỏ của công nhân định cư bên nông trường chè bao la
Một ngôi nhà nhỏ của công nhân định cư bên nông trường chè bao la
Khi cái nắng đông vừa hửng lên, đồi chè tròn xoe như những mâm xôi xanh khổng lồ hiện ra đẹp lạ thường giữa đất trời. Chúng tôi bị vẻ đẹp quyến rũ của những đồi chè chinh phục. Mọi người cứ mải miết đi hết từ nông trường chè này sang nông trường chè khác trong suốt nhiều đợt để chụp hình mà không biết chán.
Các nữ công nhân đang hái chè bằng tay giữa cái nắng nhạt đầu đông
Các nữ công nhân đang hái chè bằng tay giữa cái nắng nhạt đầu đông
Trên những nông trường chè ấy chứng kiến cuộc sống lao động thường nhật của hàng ngàn con người suốt 60-70 năm qua.
 Nhiều công nhân nông trường đã sử dụng máy hái chè để tăng hiệu quả
Nhiều công nhân nông trường đã sử dụng máy hái chè để tăng hiệu quả
 
Sau khi miền Bắc lập lại hòa bình, những thanh niên xung phong dưới xuôi đã tình nguyện lên miền cao Phú Thọ để khai hoang mở đất. Từ đó các quả đồi tròn trịa được gọt giũa để dần dần được lấp đầy bằng màu xanh của những cây chè. Cứ thế từ đời ông - cha đến con cháu bây giờ đã lập lên những làng kinh tế mới xen lẫn các nông trường chè bạt ngàn.
 Chè được tập kết về một nơi trước khi dồn vào các bao tải dứa
Chè được tập kết về một nơi trước khi dồn vào các bao tải dứa
Hàng ngày từ sáng tinh mơ đến chiều tối, những người công nhân vẫn cần mẫn, tỉ mỉ chăm sóc từng gốc chè rồi cùng nhau rộn ràng cắt hái khi đến vụ thu hoạch.
Các bao tải chè được chở về bằng xe cải tiến
Các bao tải chè được chở về bằng xe cải tiến
Vẻ đẹp của lao động hòa quyện với cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp của thiên nhiên đất trời khiến những ai đặt chân tới đều bị say đắm, khó quên.
Thu Hường - Dương Duy (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.