Sau giãn cách xã hội, thị trường bất động sản liệu có khủng hoảng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dự báo về thị trường bất động sản quý II.2020, nhiều chuyên gia cho biết thị trường sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn và suy giảm so với các năm trước, cả về nguồn cung sản phẩm lẫn số lượng giao dịch. Tuy nhiên, sẽ không rơi vào tình trạng đổ vỡ, khủng hoảng.
Thị trường bất động sản liệu có đổ vỡ?
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trong quý I.2020, trên cả nước có khoảng 53.000 sản phẩm bất động sản được chào bán ra thị trường (bao gồm sản phẩm mới và hàng tồn kho), nhưng tỷ lệ tiêu thụ được chỉ đạt khoảng 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Theo thống kê đã có đến 800/1000 sàn giao dịch trong cả nước phải ngừng hoạt động.
Dự báo thị trường bất động sản trong quý II.2020, tiến sĩ kinh tế Đinh Thế Hiển cho biết, kịch bản thị trường bất động sản theo 2 hướng: Hướng thứ nhất thị trường sẽ suy giảm nhẹ, tích lũy và có cơ hội tăng trưởng năm 2021.
Kịch bản này xảy ra khi Chính phủ triển khai hạ tầng ở mức hợp lý trong năm 2020-2021 và vẫn sử dụng mức kiểm soát tín dụng thận trọng trong khoảng 12 – 15%.
Ở kịch bản thứ hai, thị trường sẽ tăng theo sóng trong thời gian ngắn rồi sẽ gặp biến động lớn. Trong trường hợp Chính phủ đẩy mạnh giải ngân tiền đền bù các dự án hạ tầng, cung tiền mạnh cho đầu tư công quá mức và tăng tín dụng trên 17% để hỗ trợ kinh tế vượt qua dịch.
Thị trường bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt
Thị trường bất động sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt
Còn bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn Savills Hà Nội cho Lao Động biết, trong quý II.2020, thị trường bất động sản vẫn chịu nhiều áp lực bởi "dư âm" của dịch COVID-19 trong quý I còn khá lớn, song “thị trường sẽ không đổ vỡ, khủng hoảng”.
Bà Hằng dự đoán, sau đại dịch, thị trường nhà ở sẽ phục hồi nhanh nhất so với các thị trường khác. Bởi, khi đầu tư vào nhà ở khách hàng luôn phải tính đến phương án dài hạn và tính trên các yếu tố về việc đô thị hóa, sự phát triển hạ tầng, tốc độ gia tăng dân số vẫn là rất hấp dẫn. 
"Giải cứu" thị trường bất động sản thế nào?
Để thị trường bất động sản trong quý II và cả năm 2020 không bị "đổ vỡ, khủng hoảng", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, doanh nghiệp, chủ mặt bằng cần tiếp tục đẩy mạnh các phương thức hỗ trợ đối tác thuê nhà, thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian.
Đồng thời xem xét giảm giá bán nhà, tăng chiết khấu. Tái cấu trúc lại doanh nghiệp, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà xã hội, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.
Trao đổi với Lao Động, ông Mai Trường Giang - người sáng lập chuỗi thương hiệu gà rán Otoké Chicken cho biết, biện pháp tốt nhất bây giờ là cộng đồng doanh nghiệp cần bắt tay với nhau đàm phán chủ nhà về vấn đề giảm tiền thuê nhà từ 50% trở lên. Hoặc những doanh nghiệp chung ngành - có thể chia sẻ việc bán hàng chéo, chia sẻ mặt bằng thuê, chia sẻ nhân sự nhằm giúp các chuỗi cửa hàng tồn tại được.
CƯỜNG NGÔ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.