Sau gần 5 tháng thi công, công tác khắc phục tình trạng sạt lở núi Bà Hỏa, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã cơ bản hoàn tất. Tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài chính thức được thông xe trở lại trong niềm vui mừng của người dân địa phương.
Tình trạng sạt lở núi đe dọa nhiều trụ sở làm việc ở H.Sơn Tây (Quảng Ngãi). Đến mùa mưa, cán bộ, nhân viên ở đây phải di dời đi nơi khác làm việc nhằm đảm bảo tính mạng.
Sau hơn 1 năm xảy ra vụ sạt lở núi Bà Hoả giữa lòng TP Quy Nhơn khiến 3 người bị thương, đến nay tỉnh Bình Định mới có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án khắc phục.
Những vị trí được khai thác khoáng sản trên dòng suối Lớn, xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) gây ra cảnh sạt lở, ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, những tác động làm thay đổi dòng chảy đã khiến tình trạng sạt lở tại đây ngày càng nghiêm trọng.
Sau những trận sạt lở núi, lũ quét tại khu vực miền Trung vào năm 2020, theo chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh thành đã thành lập hàng loạt cuộc điều tra, khảo sát và tiến đến hội thảo khoa học để nhận diện những bất cập ở các tỉnh miền núi có nguy cơ sạt lở, lũ quét cao.
Sau 2 ngày tạm dừng do ảnh hưởng của bão số 10, các lực lượng cứu hộ đã quay trở lại tìm kiếm 17 nạn nhân đang mất tích do sạt lở núi ở tỉnh Quảng Nam.
Sau tiếng nổ lớn, hơn bốn mươi người làng bên suối Nước Nỏ (khu dân cư Mang Rin, thôn Mang He, xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) chạy tán loạn. 25 đứa trẻ, lớn nhất tám tuổi và nhỏ nhất sáu tháng chạy theo người lớn trốn cơn lũ lở núi. Thêm chút rủi ro có thể tất cả bị vùi trong đất đá. Nhưng đau thương không xa, cho những ngày sắp đến…
Theo cơ quan chức năng 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, các tuyến đường giao thông ở 2 tỉnh Tây Nguyên bị sạt lở nặng chủ yếu do lở núi. UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các huyện, thành phố không được rời khỏi địa bàn khi đang có mưa bão, để chỉ đạo, khắc phục hậu quả kịp thời.
(GLO)- Bão Molave băng qua Philippines rồi đổ bộ vào miền Trung Việt Nam với tên gọi cơn bão số 9 có sức gió cấp 15 giật cấp 16 đã tiếp tục tàn phá các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên.
Sự việc xảy ra vào chiều tối 17-10 tại thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị). Người dân đã tìm thấy và đưa được 2 người ra ngoài nhưng không qua khỏi.
Một tảng đá lớn khoảng 200m3 lăn từ trên núi xuống, đè vào căn nhà cấp 4 của gia đình anh Trường, làm cho căn nhà bị sập đổ hoàn toàn, rất may ba người trong nhà thoát chết.
Đến 9 giờ 30 phút ngày 30/12, lực lượng cứu hộ, cứu nạn huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ ba trong vụ sạt lở núi ở thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, làm 2 ngôi nhà bị hư hại và 3 người thiệt mạng.
Tối 5-11, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết, tại khu vực đồi núi ở thị trấn Trà My đã xảy ra vụ sạt lở núi vùi lấp tám người.