Sản phẩm từ cỏ cây và phế liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tận dụng phế liệu kết hợp với cỏ cây, chị Huỳnh Như Trúc (33 tuổi, ngụ TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) tạo ra bộ sản phẩm handmade gồm ba lô, túi xách, ví…, thu nhập hơn 60 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

Chị Trúc cùng một số sản phẩm handmade - Ảnh: Duy Tân
Chị Trúc cùng một số sản phẩm handmade - Ảnh: Duy Tân




Chị Trúc tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng. Chị mở cơ sở handmade nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng các phế phẩm để tạo ra sản phẩm có giá trị.

Chị ví mình là “cô gái lượm ve chai”, bởi thường xuyên xuất hiện tại các điểm bán ve chai để tìm nguồn nguyên liệu có thể tái chế. Từ các phế phẩm được lựa chọn, chị Trúc kết hợp với cỏ, cây tạo ra ba lô, túi xách, túi đệm, ví... Bộ sản phẩm này được nhận diện bằng hình ảnh các loại trái cây đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long, những địa danh ở VN với mục đích quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước đến với mọi người. Hình ảnh trên sản phẩm được vẽ tỉ mỉ bằng một loại sơn đặc biệt.

Chị Trúc còn thiết kế mẫu túi đệm mang tên “túi tử tế” phục vụ chị em nội trợ và túi đệm thời trang dành cho người đi làm việc nhằm thay thế sản phẩm túi da simili. Trong mỗi túi đệm có các túi giấy dầu với nhiều kích cỡ, dùng đựng các loại thức ăn tươi sống như cá, thịt... Trên túi đệm còn được viết những thông điệp đầy ý nghĩa như “Phụ nữ Đồng Tháp chung tay vì môi trường xanh”…

Chị Trúc cho biết nghề làm sản phẩm handmade cũng lắm khó khăn. Để làm ra một sản phẩm hoàn thiện, nhiều lúc người thợ bị keo dính đầy tay, da tay tróc ra từng mảng và bị kẽm đâm vào tay mưng mủ là chuyện xảy ra hằng ngày… “Tuy vất vả, cực khổ nhưng niềm vui của tôi là sự lao động miệt mài, đam mê. Vậy nên mọi khó khăn chỉ là cơn gió thoảng qua, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng”, chị Trúc chia sẻ.

Hiện tại, cơ sở của chị Trúc còn đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động, trong đó có một sinh viên khiếm thính đang đảm trách công đoạn vẽ lên túi lục bình, giỏ đệm. Chị cũng ấp ủ dự định kết nối cộng đồng những người bị khiếm thính ở tỉnh để họ có việc làm, có thêm thu nhập từ năng khiếu hội họa, đan giỏ.

Chọn online là hình thức kinh doanh chủ yếu nên lúc đầu, ngoài việc đăng lên trang cá nhân như Facebook, Zalo, Instagram, chị Trúc còn tham gia các trang, hội những người yêu hoa handmade, hoa giấy. Đây cũng là điều kiện để chị học hỏi, phát triển sản phẩm rộng rãi hơn. Nhờ vậy, chị dần hoàn chỉnh sản phẩm cũng như mẫu mã hợp xu thế, được đánh giá là hàng cao cấp và được khách hàng ưa chuộng.

Hiện nay, mỗi tháng chị Trúc bán ra thị trường hơn 500 sản phẩm thời trang, hoa giấy các loại với giá từ 50.000 - 350.000 đồng/sản phẩm; riêng tranh gạo hình hoa sen giá 1 triệu đồng/sản phẩm. Nhờ đó, cơ sở của chị có thu nhập hơn 60 triệu đồng/tháng.

 Duy Tân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.