Săn cá khủng, hiếm và "vật thể lạ" ở Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặt trời vừa ló rạng trên đỉnh núi, các cũng là lúc những “tín đồ săn cá khủng” loay hoay tìm cho mình một chỗ ngồi yên tĩnh để buông cần.
Biển Hồ là một miếng núi lửa khổng lồ nằm ở xã Biển Hồ (TP. Pleiku, Gia Lai) - một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên, với diện tích 230ha.
Biển Hồ được ví như hòn ngọc trên cao nguyên là trái tim lớn của Gia Lai gắn với nhiều truyền thuyết kỳ bí về hồ Tơ Nưng, có lời đồn rằng: “lòng hồ sâu không đáy và dưới đáy hồ có rất nhiều vật lạ có giá trị”.
Từ săn cá khủng...
Mặt trời vừa ló rạng trên đỉnh núi, các gia đình xung quanh Biển Hồ bắt đầu chuẩn bị lên nương cũng là lúc những “tín đồ săn cá khủng” loay hoay tìm cho mình một chỗ ngồi yên tĩnh để buông cần. 
Cẩn thận đơm miếng mồi vào lưỡi câu, anh Nguyễn Văn Hùng (TP. Pleiku) nhanh tay quăng cần đến đúng điểm nước chọn trước.
Biển Hồ có nhiều của hiếm, vật lạ khiến nhiều người tò mò săn tìm.
Biển Hồ có nhiều của hiếm, vật lạ khiến nhiều người tò mò săn tìm.
Cả mấy giờ đồng hồ, anh Hùng ngồi im, hướng mắt về phía cần câu. Lúc này, ông mặt trời đã lấp ló sau đám rừng thông nhưng cần của anh Hùng và 1 người bạn vẫn chưa nháy phao. Anh Hùng kéo cần vào, thay lại mồi và tiếp tục buông mồi xuống nước.
Uống ly trà trong bình mang theo người, anh Hùng chia sẻ: Muốn “săn hàng độc” cần phải có tính kiên nhẫn, không được nóng vội, một chút kinh nghiệm và nhất là sự may mắn, cái duyên.
“Tuần trước ở vị trí này, sau một buổi sáng không 1 con cá nào cắn câu. Vừa nghỉ giữa trưa xong, vừa quăng mồi xuống, 1 con cá trắm đen gần 17kg đớp ngay. Lúc đó, con trắm rất khỏe vùng vẫy nhằm thoát khỏi lưỡi câu. Theo kinh nghiệm, tôi quần dưới nước cho cá mệt lử đi. Tôi nhờ thêm mấy người bạn nữa cho tới khi thấy cá có vẻ yếu đi, tôi từ từ kéo con cá trắm đen lên. Bắt được con trắm, tôi về xẻ thịt chia cho mỗi người một ít”, anh Hùng kể.
Cũng theo anh Hùng, sau khi câu được con trắm “khủng” đã 3 ngày nay anh quay lại Biển Hồ câu tiếp nhưng chưa có thêm con nào cắn mồi. Vừa dứt câu chuyện với anh Hùng, anh Thìn ngồi cạnh bên hô to: “Cá lớn cắn câu rồi”. Hùng vội cắm cần của mình xuống, cùng anh Thìn xử lý con cá vừa dính mồi
Con cá vẫy đuôi, cố lôi cây cần đi ra xa bờ, anh Thìn chùng dây cước xuống. Hơn 5 phút cứ đùa giỡn với cá dưới nước, nhằm làm cho nó mệt, anh Thìn kéo nhẹ cần lên. Chưa đưa được con cá lên đến mặt nước, anh Thìn ồ lên một tiếng “đứt rồi”. Con cá theo dòng nước bơi đi mất.
Hằng ngày có nhiều cần thủ đến Biển Hồ để săn cá
Hằng ngày có nhiều cần thủ đến Biển Hồ để săn cá
Không còn là thú buông cần tìm vui đơn thuần, dọc bờ của Biển Hồ, có rất nhiều cần thú thả câu chuyên nghiệp, chuyên săn cá lớn. Một số cần thủ tiết lộ, đầu mùa mưa (từ tháng 4) là thời điểm cá lớn xuất hiện nhiều trên Biển Hồ, vì đây là thời điểm cá bắt đầu vào mùa sinh đẻ.
Ông Quách Trọng Hoan (78 tuổi, nhà ở sát Biển Hồ) kể, ở hồ nước này có rất nhiều con cá to, trong đó chủ yếu là cá trắm đen và cá mè. Có người nhiều người từng câu hoặc giăng lưới được cá to "khổng lồ" nặng đến gần 30kg. Nhờ cá nhiều mà nuôi sống được biết bao nhiêu thế hệ làm nghề chài lưới ở các làng xung quanh đây.
Một con cá chép vàng quý hiếm nặng gần 10kg cần thủ câu được ở Biển Hồ-miệng núi lửa khổng lồ thời xa xưa.
Một con cá chép vàng quý hiếm nặng gần 10kg cần thủ câu được ở Biển Hồ-miệng núi lửa khổng lồ thời xa xưa.
Ông Hoan chia sẻ, ở Biển Hồ này có 1 loài cá chép vảy vàng, thân hình óng ánh rất quý hiếm. Ông ở đây cả mấy chục năm rồi nhưng chỉ duy nhất 1 lần nhìn thấy con cá này. Vào một ngày giữa tháng 12, anh Việt (xã Biển Hồ) đi câu cùng nhóm bạn. Đến lúc chuẩn bị về có 1 con cá lớn cắn câu. Khi kéo được lên bờ, anh Việt vui mừng vì câu được con cá chép khoảng 10kg có màu vàng óng ánh. Người dân ở đây hiếu kỳ kéo nhau đến xem con cá chép vàng.
... Đến săn máy bay
Ông Quách Trọng Hoan cũng chính là người đã từng săn được xác chiếc máy bay dưới Biển Hồ. Ông kể rằng, qua những lần lặn ngụp sâu nhất xuống tận đáy Biển Hồ để trục vớt xác người chết đuối bị mặc kẹt, ông phát hiện một khối sắt lớn hao hao giống chiếc máy bay. Nhiều lần, ông nói với mọi người về vị trí chiếc máy bay bị rơi, nhưng mọi người hoài nghi.
Ông Quách Trọng Hoan sau nhiều năm ngụp lặn nắm rõ chi tiết từng ngóc ngách Biển Hồ
Ông Quách Trọng Hoan sau nhiều năm ngụp lặn nắm rõ chi tiết từng ngóc ngách Biển Hồ
 Để minh chứng, ông Hoan cùng anh Đinh Văn Biên và anh Phạm Văn Ban chèo thuyền ra vị trí được xác định có máy bay. Theo ông Hoan, xác chiếc máy bay nằm ở độ sâu dưới lòng hồ khoảng 22 m. Ông Hoan cùng 2 anh Biên và Ban đã thay nhau ngụp lặn 3 ngày liền, mới đưa được xác chiếc máy bay lên bờ. Những ngày sau, cả 3 người đều bị ốm vì khí độc trong chiếc máy bay phả vào người.
Theo các ký hiệu trên chiếc xác máy bay trục vớt được, ông Hoan cho biết đây có thể là loại máy bay quân sự của địch bị rơi tại lòng hồ. Được sự cho phép của chính quyền địa phương, ông Hoan để 2 người bạn lặn bán các phế liệu thu được từ máy bay, còn mình giữ lại 1 phần thân làm kỷ niệm.
Một bộ phận của máy bay được ông Hoan vớt dưới Biển Hồ lên
Một bộ phận của máy bay được ông Hoan vớt dưới Biển Hồ lên
Lúc mặt trời đã xuống gần phía sau ngọn núi, ông Hoan lấy thuyền chở chúng tôi đi 1 vòng xung quanh Biển Hồ. Ở trên thuyền, ông chỉ cho chúng tôi từng vị trí gắn với những kỷ niệm hàng chục năm của ông ở Biền Hồ. Ông Hoan chia sẻ: “Còn thời gian, tôi còn lặn ngụp lặn ở Biển Hồ”

Cũng như anh Hùng, nhiều năm qua, Biển Hồ đã chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn lượt “thợ săn” buông câu, lặn hồ với hy vong ôm được “báu vật” nhưng không phải ai đến đây cũng được kết quả như ý. 

NLĐ/Chí Dũng Báo Công an TPHCM

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.