Sách hay ngày xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu như trước đây, dịp Tết cổ truyền thường được xem là giai đoạn tạm nghỉ của thị trường sách, vì người dân thường đi chơi, du lịch, thì vài năm lại đây, cùng với sự xuất hiện của môi trường văn hóa đọc mới như đường sách, đọc sách ngày xuân đang trở thành một nếp văn hóa. Đáp ứng nhu cầu đó, thị trường sách xuân cũng đang dần phát triển mạnh mẽ với nhiều đầu sách hay, hấp dẫn ra mắt đúng dịp xuân về.

Từ lịch sử dân tộc…

Văn minh Việt Nam (NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam thực hiện) là một trong những tác phẩm lịch sử đáng chú ý xuất hiện trên giá sách dịp đầu năm 2017. Sách xuất bản lần đầu năm 1944, khi đó, văn hóa Việt trong mắt người phương Tây chỉ là một phần của Trung Hoa phía Bắc. Hàng loạt học giả Việt không chấp nhận sự áp chế đó, bằng nỗ lực của mình đã chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa, của dân tộc Việt Nam, như Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục (1915), Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương (1938), Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên (1944). Thực tế, tác phẩm hoàn tất năm 1939 nhưng do kiểm duyệt của Pháp, đến 5 năm sau mới có thể xuất bản với nhiều phần bị cắt xén, dù rằng đây là công trình viết theo đặt hàng của toàn quyền Pháp khi đó.

 

Thị trường sách xuân 2017 với nhiều đầu sách hay
Thị trường sách xuân 2017 với nhiều đầu sách hay


Điểm đáng chú ý nhất của tác phẩm là viết hoàn toàn bằng tiếng Pháp, dành cho người Pháp đọc nên cũng vì vậy đây còn được xem là cuốn “sách giáo khoa về Việt Nam” cho người phương Tây. Tác phẩm cũng được xem là một trong những cuốn sách quan trọng bậc nhất trong dòng sách nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, sánh ngang với tác phẩm của Đào Duy Anh. Một người viết bằng tiếng Việt, một người diễn đạt bằng tiếng Pháp, nhưng cả hai đều đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất của cộng đồng khoa học quốc tế đương thời và sử dụng phương pháp khoa học phương Tây để nghiên cứu các hiện tượng văn hóa và xã hội Việt Nam.

Một trong những tác phẩm sử cũng ra mặt dịp này là cuốn Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975). Tác giả của cuốn sách là Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Hùng (1928 - 2012), bí danh Tư Chu. Ông chính là người chỉ huy các lực lượng Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Với cương vị trực tiếp chỉ huy, ông nắm giữ nhiều tư liệu quan trọng, nhiều câu chuyện người thật việc thật về lực lượng Biệt động Sài Gòn từ những ngày đầu thành lập cho đến những chiến công vang dội sau này. Cuốn sách được xuất bản lần đầu cách nay nhiều năm và trong lần tái bản mới nhất này, sách được bổ sung nhiều chi tiết, thông tin mới được công bố như đề cập đến những vấn đề về kỹ thuật đánh biệt động, nêu ra sự khác biệt giữa biệt động và đặc công, các kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và tổ chức chiến trường của biệt động... Sách dạng song ngữ Việt - Anh giúp bạn đọc nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận tư liệu lịch sử.

Đến sự hấp dẫn của sách văn học

NXB Trẻ dịp này giới thiệu đến bạn đọc cùng lúc 2 tuyển tập là Tuyển tập truyện ngắn đoạt giải cao: 30 năm đổi mới (1986-2016) và Tuyển tập truyện ngắn hay 2000-2016. Cả hai đều là công trình phối hợp giữa NXB Trẻ với Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tuyển tập truyện ngắn 30 năm đổi mới tập hợp nhiều truyện ngắn được chọn từ các cuộc thi trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội từ năm 1986 đến nay. Chỉ riêng yếu tố này đã đủ để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Ở đó, bạn đọc có thể hình dung một phần quan trọng dòng chảy của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, với sự phong phú vô cùng về đề tài, giọng điệu. Các truyện ngắn trong cuốn sách này, có thể nói, đã đại diện cho cả một giai đoạn quan trọng của phần văn xuôi trên Văn nghệ Quân đội suốt ba mươi năm qua, và cũng ít nhiều chuyển tải trong nó dáng vóc, dung mạo của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

Tuyển tập truyện ngắn hay 2000-2016 được xem là sự nối tiếp, với các tập phẩm truyện ngắn tập trung vào giai đoạn đất nước thời mở cửa. Cách sắp xếp theo mạch thời gian đã giúp bạn đọc thấy rõ sự biến đổi về suy nghĩ, phương pháp sáng tác, đề tài… từ hậu chiến, hòa giải dân tộc đến những sự xáo trộn của thời kinh tế, sự bất ổn của nông thôn thời hiện đại...

Ra mắt những ngày đầu năm 2017, Những sườn núi lấp lánh của tác giả Lê Minh Khôi (NXB Hội Nhà văn và Saigonbook thực hiện) gây bất ngờ cho bạn đọc không chỉ ở nội dung mà còn từ bản thân tác giả. Sinh năm 1973, là một PGS-TS y khoa chuyên về tim mạch, dù chịu áp lực của công việc chuyên môn, nhưng Lê Minh Khôi chưa bao giờ lãng quên đam mê viết văn. Tuyển tập tản văn của anh hướng nhiều đến cảm xúc.

Nếu muốn tìm đọc một tác phẩm dịch trong những ngày xuân, bạn đọc sẽ không thể bỏ qua Ngày mười tháng mười hai của nhà văn Mỹ George Saunders. Với những mẩu truyện ngắn cùng các nhân vật độc đáo: một người lính trở về với chấn thương tâm lý, cố gắng hòa nhập; một bệnh nhân ung thư quyết định tự sát nhưng lại tìm thấy ý nghĩa cuộc đời sau khi cứu một cậu bé con… Saunders được xem là thiên tài trong việc khắc họa nỗi trớ trêu và phi lý xung quanh chúng ta, bên trong chúng ta, dù viết về tình yêu, tình dục, cái chết, mất mát, tuyệt vọng, giai cấp, công nghệ hay chiến tranh.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.