Sách của nhà văn Ba Lan đạt giải Nobel được xuất bản tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cuốn tiểu thuyết sáng tạo của nhà văn Olga Tokarczuk đã mô tả thế giới xung quanh bằng phương pháp hết sức đặc biệt, thông minh và nhạy cảm.
 

 Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam giới thiệu cuốn sách ngày 4/12. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam giới thiệu cuốn sách ngày 4/12. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Ngày 4/12, cuốn tiểu thuyết “Bieguni - những người không ngừng chuyển động” của nhà văn nữ Ba Lan từng đạt giải Nobel văn học được giới thiệu tại Hà Nội, hứa hẹn mang lại cho độc giả nhiều khám phá bất ngờ.

Đây là một cuốn tiểu thuyết phân mảnh, một thách thức mới cho người đọc vốn quen thể loại tiểu thuyết truyền thống. Tên gọi “bieguni,” như tác giả giải thích, xuất phát từ các từ bieg (chạy) và ucieczka (trốn).

Cuốn sách bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ, dường như không liên quan đến nhau, nhưng rồi lại theo một thế giới quan thống nhất. Nhà văn tìm thấy cảm hứng từ những tấm bản đồ và góc nhìn từ trên cao, khiến vũ trụ thu nhỏ của bà trở thành tấm gương phản chiếu vũ trụ rộng lớn. Bà đã dành ra ba năm để hoàn thành tác phẩm này.

Olga Tokarczuk đã mô tả thế giới xung quanh bằng phương pháp hết sức đặc biệt, thông minh và nhạy cảm, dịch giả Nguyễn Văn Thái, người chuyển ngữ cuốn sách từ tiếng Ba Lan, nhận xét.

“Bà kể rằng phần lớn các ghi chép được bà thực hiện trong các chuyến đi. Song đây không phải là cuốn sách về du lịch. Trong đó không miêu tả di tích và địa điểm. Thật ra, đó là sự chuyển dịch và cách mà bà quan sát thế giới,” dịch giả cho biết.


 

 Nhà văn Olga Tokarczuk đã mô tả thế giới xung quanh bằng phương pháp hết sức đặc biệt, thông minh và nhạy cảm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nhà văn Olga Tokarczuk đã mô tả thế giới xung quanh bằng phương pháp hết sức đặc biệt, thông minh và nhạy cảm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)



Từ các cung điện xưa của vua một nước Hồi giáo, qua các phòng trưng bày đồ cổ thế kỷ XVII, đến các nhà ga hiện đại ở sân bay, Olga Tokarczuk đưa độc giả vào cuộc hành trình hiếm thấy qua các địa điểm và thời gian khác nhau. Tác giả mời chúng ta cùng chế ngự thực tế mơ hồ, chắp vá, vứt bỏ những lối mòn quen thuộc. Bà thường được nhắc đến với giọng điệu huyền bí trong các tác phẩm của mình.

Trong phần giới thiệu cuốn sách, bà tâm sự: “Viết tiểu thuyết đối với tôi là kể chuyện cổ tích cho chính bản thân mình ở tuổi trưởng thành. Giống như trẻ con vẫn làm trước khi chúng đi ngủ. Ngôn ngữ được dùng nằm giữa mơ và thực, vừa miêu tả vừa bịa đặt.”

Bà thổ lộ rằng những trang viết của bà nói về những câu chuyện không đầy đủ, những lời nói mơ mộng, những chủ đề không rõ ràng, xuất hiện trong những viễn cảnh không bình thường và khó đưa ra được những kết luận nào đó về toàn bộ.

“Tác phẩm này không có biên giới, nó đề cập đến những chuyện xảy ra trên toàn thế giới. Văn học là phương cách an toàn nhất để vượt qua mọi ranh giới,” bà chia sẻ.

Tại buổi lễ ra mắt sách, Đại sứ Ba Lan Wojciech Gerwel cho biết nữ nhà văn Olga Tokarczuk được coi là “quốc bảo” của đất nước Ba Lan, với rất nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ, kịch và lý luận phê bình.

“Văn học Ba Lan là một nền văn học lớn, đa dạng và đặc sắc. Tôi rất vui mừng được phối hợp với Nhà xuất bản Phụ nữ để giới thiệu cuốn sách tại Việt Nam,” ông nói.

Đại sứ cho biết thêm rằng đây là cuốn tiểu thuyết thứ sáu của Olga Tokarczuk, xuất bản tại Anh vào năm 2017.

Olga Tokarczuk sinh năm 1962 tại Sulechov, Lublin, Ba Lan; hiện sống tại Vrotslav, Ba Lan. Bà là nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà thơ, tác giả kịch bản sân khấu và điện ảnh.

Ngoài giải thưởng Nobel Văn chương 2018, tác giả Olga Tokarczuk giành nhiều giải thưởng văn học trong nước và quốc tế. Nữ nhà văn đầy cá tính này từ lâu đã là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất Ba Lan, bà nổi lên như một nhà hoạt động nữ quyền cổ vũ xu hướng thuần chay, một gương mặt trí thức của công chúng mà mọi phát ngôn đều có thể được dùng làm tiêu đề tin tức.

Theo Minh Thu (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.