Rừng vẫn… "chảy máu": Nhức nhối rẫy "nuốt" rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

LTS: Liên tiếp từ năm 2016 đến nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên và không cho chuyển đổi đất rừng nghèo sang đất nông nghiệp. Thế nhưng, thực tế thời gian gần đây, nhiều cánh rừng ở Nam Trung bộ, Tây Nam bộ và Tây Nguyên vẫn không ngừng “chảy máu”.
 

Nhiều thập niên qua, hàng trăm hécta rừng giáp ranh 2 tỉnh Bình Định - Gia Lai liên tục bị tàn phá, lấn chiếm để làm nương rẫy. Mới đây nhất, rừng phục hồi giáp ranh giữa 2 tỉnh này lại tiếp tục bị xâm lấn gần 17ha. Rừng và đất rừng liên tục bị tàn phá, lấn chiếm, song ngành chức năng 2 tỉnh vẫn chưa tìm được giải pháp căn cơ, dứt điểm.

 

 Rừng tự nhiên ở Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) bị tàn phá để làm rẫy. Ảnh: NGỌC OAI
Rừng tự nhiên ở Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) bị tàn phá để làm rẫy. Ảnh: Ngọc Oai


Hạ độc cây rừng

Vừa qua, Báo SGGP đã thông tin về việc 2 đơn vị quản lý, bảo vệ rừng ở giáp ranh huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) - Gia Lai là Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn (Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn, 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND Bình Định) và Ban Quản lý bảo vệ rừng Vĩnh Thạnh để mất gần 17ha rừng tại lâm phần Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh). Tại Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn, tình trạng phá và lấn chiếm rừng diễn ra từ nhiều năm, nhưng chủ rừng che giấu, chỉ đến khi thanh tra tỉnh vào cuộc thì mới lộ ra việc mất rừng.

Vĩnh Sơn là xã miền núi cao nhất của huyện Vĩnh Thạnh, nằm giáp với các xã Sơ Pai, Sơn Lang (huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai). Vị trí rừng mới bị xâm lấn, tàn phá nằm ở tiểu khu 124 thuộc rừng trồng phục hồi trên diện tích rừng tự nhiên, nương rẫy cũ của người dân. Qua ghi nhận, hầu hết các mảnh rừng xanh dần bị thay thế bằng các khu rẫy mì, keo tràm… Để biến rừng thành rẫy, người dân âm thầm hạ độc cây rừng.

Ông Đặng Bá Thắng, Phó Phòng Quản lý bảo vệ rừng Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn, cho biết: “Các đối tượng canh lúc xẩm tối, trưa hoặc những ngày nghỉ, dùng dao rựa cắt gọt vỏ cây để cây chết dần. Gần đây, một số đối tượng dùng thủ đoạn mới là đục lỗ ở gốc cây rừng rồi đổ thuốc diệt cỏ vào để cây chết dần nên rất khó phát hiện”.

Năm 2014, UBND tỉnh Bình Định giao Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn trồng rừng phục hồi trên 26ha, chủ yếu trồng các loài cây sao đen, keo lai… tại các tiểu khu 191 (xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Thạnh), tiểu khu 144, 145, 110, 123, 124 (xã Vĩnh Sơn) với kinh phí gần 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2020, nhiều diện tích rừng bị hạ độc, lấn chiếm để lấy đất trồng… rừng. Ông Hồ Văn Hể, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Sông Kôn, cho biết, người dân lấn chiếm khoảng 9,16ha rừng mà đơn vị này trồng, phục hồi theo chương trình của UBND tỉnh. Ông Hể cũng thừa nhận khuyết điểm khi phát hiện phá rừng từ năm 2020 nhưng không lập biên bản xử lý triệt để.

Khó ngăn chặn

Theo ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh, tình trạng rẫy lấn rừng xảy ra nóng nhất thuộc địa phận xã Vĩnh Sơn. Qua khảo sát, đơn vị chức năng thống kê, có gần 2.000 khu rẫy nhỏ giáp rừng tự nhiên. Trong đó, các rẫy “cóc”, di động xâm lấn rừng theo từng thời kỳ, từng năm rất khó phát hiện để ngăn chặn.

Ông Hồ Văn Hể ví von, khoảng 10.000ha rừng do đơn vị này quản lý giáp ranh Vĩnh Thạnh với Gia Lai như “miếng bánh” nên gây sự kích thích lớn đối với các lâm tặc. Đặc biệt, lâm tặc phía Gia Lai rất liều lĩnh, gây áp lực lớn cho đơn vị. Theo ông Hể, bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ thắt chặt công tác giữ rừng, thì cần chú trọng chăm lo sinh kế cho người dân và có chính sách tốt để kêu gọi người dân chung sức giữ rừng...


 

 Khu vực rừng bị chết khô hàng loạt tại Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: NGỌC OAI
Khu vực rừng bị chết khô hàng loạt tại Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Ảnh: Ngọc Oai


Nhắc lại câu chuyện nhùng nhằng, chồng chéo trong quản lý, bảo vệ rừng, ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh (đơn vị mới để mất 2ha rừng tự nhiên), thừa nhận, trên giấy tờ, đơn vị đang quản lý gần 160ha rừng quy hoạch phòng hộ tại khoảnh 1, 2 và 4 thuộc tiểu khu 210 giáp ranh thị xã An Khê (Gia Lai) nhưng thực tế diện tích này đang bị các hộ dân xã Tú An (An Khê) lấn chiếm làm rẫy. Ngoài ra, 32.000ha rừng phòng hộ do đơn vị này quản lý chính hiện vẫn chưa được cấp quyền quản lý, bảo vệ.

“UBND tỉnh Bình Định vừa xin Trung ương kinh phí để đo đạc, giao cấp rừng cho các đơn vị quản lý, bảo vệ trên toàn tỉnh, trong đó có Vĩnh Thạnh, với kinh phí khoảng 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay Trung ương vẫn chưa đồng ý phân bổ kinh phí nên tỉnh đang tính toán dùng ngân sách để thực hiện trước”, ông Phi nói.

Ông Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết, khó khăn lớn nhất huyện này gặp phải là hiện vẫn chưa có kinh phí để đo đạc, phân cấp giấy chứng nhận quyền bảo vệ rừng, sử dụng đất rừng. Huyện đang đề xuất tỉnh cấp kinh phí khoảng 30-40 tỷ đồng để đo đạc, cấp sổ đỏ đất rừng cho người dân, đơn vị quản lý, bảo vệ rừng nhằm “quy hoạch” lại rẫy nương, đưa vào danh sách quản lý chặt chẽ. “Tới đây, huyện sẽ tăng cường kiểm tra, cắm mốc, quét sơn và ràng buộc các hộ dân có rẫy giáp rừng ký cam kết không xâm phạm rừng. Đặc biệt, chúng tôi đang tập hợp một số vụ việc để khởi tố hình sự nhằm răn đe các đối tượng lăm le xâm lấn rừng”, ông Thành nhấn mạnh.

 

Theo báo cáo của đơn vị chức năng, trong 3 năm trở lại đây, rừng giáp ranh Gia Lai - Bình Định bị phá, lấn chiếm gần 24ha. Hạt Kiểm lâm Vĩnh Thạnh cho biết, từ năm 2017 đến nay, địa bàn xảy ra 42 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, trong đó 5 vụ khai thác rừng trái phép bị xử lý hình sự; 37 vụ xử lý hành chính.


Theo NGỌC OAI (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.