Rừng mới là giải pháp chống sạt lở bền vững nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên tiếp xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, làm chết 6 người ở Lâm Đồng chỉ trong vòng vài tháng qua. Và mới nhất, hôm qua (30.7) là 4 người, trong đó có 3 sĩ quan Công an đang làm nhiệm vụ. Nguyên nhân trực tiếp là do mưa lớn, xảy ra cực đoan tại một số điểm có nền đất yếu. Nhưng cái gốc của vấn nạn này là do mất rừng...
Hình ảnh sạt lở tại khu vực trạm CSGT Madaguôi nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Tuấn

Hình ảnh sạt lở tại khu vực trạm CSGT Madaguôi nhìn từ trên cao. Ảnh: Phan Tuấn

Vụ sạt lở trên QL 20, đoạn qua đèo Bảo Lộc chiều 30.7 khiến 3 sĩ quan cảnh sát giao thông hy sinh, một thường dân thiệt mạng là một tai nạn thảm khốc khiến người dân cả nước bàng hoàng. Đặc biệt, hàng trăm hành khách trên hành trình Đà Lạt về TP HCM, trong đó có nhiều du khách trong chiếc xe khách, bị hàng trăm tấn đất đá sạt trụt xô lệch, thoát nạn trong gang tấc.

Nhưng đó chỉ mới là 1 trong 3 vụ sạt lở đã bộc phát, gây hậu quả nghiêm trọng. Còn thống kê của các ngành chức năng, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện tiềm ẩn 63 điểm có nguy cơ sạt lở, sạt trượt. Đáng chú ý là có nhiều điểm trên QL20 đi TP.HCM và QL55 nối Bình Thuận vốn rất đông phương tiện, hành khách lưu thông hàng ngày.

Hình ảnh tại điểm sạt lở, vùi lấp trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Madaguôi trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thiệt mạng lần này đã khiến nhiều người phải chú ý. Bởi, cả tuyến dài ven đường đèo còn rừng nguyên sinh thì bình an. Nhưng tại điểm sạt lở thì cả một mảng rừng lớn (phía taluy dương) đã bị cạo trọc để trồng cây công nghiệp.

Với hình ảnh trực quan bây giờ mới rõ hơn thôi. Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu, cảnh báo của chuyên gia lâm nghiệp từ Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) rằng, chỉ có rừng nguyên sinh, đa tầng mới góp phần giữ đất, giữ nước. Nếu mất rừng, khi mưa xuống, chỉ 5% ngấm xuống thành nước ngầm, hơn 90% nước sẽ chảy tràn trên mặt đất. Nước tràn nhanh sau mưa sẽ gây lũ, sạt lở đất sẽ nghiêm trọng.

Đường Hồ Chí Minh - đoạn qua miền Trung - khi mới xây dựng đã liên tiếp bị sạt lở nghiêm trọng là một minh chứng. Mọi giải pháp như xây kè, tường bê tông, hay trồng cỏ vetiver cũng chỉ giảm sụt trượt tạm thời. Chỉ đến khi rừng tái sinh, đường Hồ Chí Minh - các đoạn xuyên qua rừng nguyên sinh mới ổn định.

Hiện nay, phần lớn địa phương ở Tây Nguyên đã mất rừng nghiêm trọng. Rừng trồng mới, dù được phủ xanh nhiều, nhưng cũng chỉ là cao su, keo, cà phê, sầu riêng, hoặc lơ thơ cây bụi... là các loại cây không có bộ rễ để giữ nước, giữ đất.

Năm nào có mưa lớn, cực đoan thì đều xuất hiện lũ. Khu vực có đèo dốc đứng, độ chênh cao,núi bục ra, đất chảy thành dòng... Vấn nạn này từng liên tiếp xảy ra khu vực miền núi Trà My, Phước Sơn của Quảng Nam; khu vực Rào Trăng, TT-Huế, Hướng Hóa, Quảng Trị, Tu Mơ Rông và Kon Plong, Kon Tum... từ năm 2018 đến năm 2021.

Thiên tai dồn dập, các sự cố ngập lụt, sạt lở, vùi lấp người, hủy hoại tài sản nhân dân, buộc chính quyền tỉnh Lâm Đồng đang phải khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống, sạt lở đất trong mùa mưa bão này.

Nhưng đó là những giải pháp tình thế. Để giữ sự ổn định lâu dài, bền vững thì phải chú trọng đến việc bảo vệ rừng, trồng mới, khoanh nuôi rừng. Đặc biệt là hạn chế thấp nhất sự xâm hại đến đất rừng trong quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.

Sự cố lần này cũng thêm một lời cảnh tỉnh, không chỉ riêng với Lâm Đồng mà còn là sự báo động cho hầu hết địa phương cả nước, đặc biệt miền núi về thảm nạn thiên tai khi để mất rừng.

Có thể bạn quan tâm

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Hậu quả khó lường khi 'đu trend' tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Việc gì khó có thanh niên

Việc gì khó có thanh niên

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024 - 2029) diễn ra trong giai đoạn đất nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình. Trong bối cảnh đó, vai trò của thanh niên càng quan trọng khi đây là lực lượng quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Thanh niên của kỷ nguyên mới

Hôm nay, ngày 17-12, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ IX khai mạc tại Hà Nội, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của tổ chức hội và phong trào thanh niên cả nước.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.