Rừng Gia Lai đang suy kiệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữ rừng luôn là vấn đề được UBND tỉnh và ngành chức năng chỉ đạo quyết liệt. Thế nhưng nạn phá rừng vẫn diễn ra ngày càng tinh vi, việc xuất hiện nhiều vụ phá rừng quy mô lớn đã đặt ra câu hỏi phải chăng chủ rừng buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng?

Phá rừng ngày càng tinh vi

Người dân trên địa bàn huyện Chư Prông vẫn còn nhớ vụ phá rừng sản xuất tại tiểu khu 1003 thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Mơr cách đây chưa lâu. Điều đáng nói là vụ phá rừng trái phép tại tiểu khu 1003 không phải do chủ rừng phát hiện, mà là lực lượng của Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh. Kết quả khám nghiệm hiện trường cho thấy có hơn 14 m3, gỗ trên xe 36,1 m3, 320 gốc cây đường kính từ 15 cm đến 45 cm bị cắt hạ. Cách hiện trường 200-500 mét, lực lượng chức năng phát hiện 3 bãi gỗ dầu với 501 lóng, khối lượng gần 83 m3. Tiếp tục điều tra mở rộng hiện trường, Cơ quan Cảnh sát Điều tra phát hiện 843 cây gỗ dầu, căm xe, cà chít bị chặt hạ trái phép tại đây. Cũng từ kết quả điều tra trên, cơ quan Công an đã bắt 14 đối tượng khai thác và vận chuyển gỗ trái phép do Vũ Duy Tuấn, thường trú tại tổ 9, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, người cầm đầu tổ chức khai thác gỗ trái phép. Tiếp đến, vào ngày 19-10-2012, tại địa bàn xã Chư Krei, huyện Kông Chro lại xảy ra một vụ khai thác gỗ lớn thuộc lâm phần Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa quản lý. Qua khám nghiệm hiện trường, tại lô 1, khoảnh 2, tiểu khu 738, trạng thái rừng IIIA2 có 106 cây căm xe, cà chít, đường kính 30-60 cm bị đốn hạ với khối lượng gỗ lên đến 51,630 m3.
 

Ảnh: Anh Khoa
Ảnh: Anh Khoa

Đây là 2 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng điển hình từ đầu năm đến nay. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện 1.353 vụ phá rừng, tăng 155 vụ so với cùng kỳ năm 2011, tịch thu trên 3.103 m3 gỗ các loại. Điều đáng quan tâm là trong tổng số vụ phá rừng được phát hiện thì các vụ phá rừng quy mô lớn, có tổ chức với số đông đối tượng tham gia đều do lực lượng Công an, các đội truy quét liên ngành phát hiện hoặc người dân báo trực tiếp đến lãnh đạo chính quyền địa phương tổ chức truy bắt, còn các đơn vị chủ rừng và kiểm lâm địa bàn lại không có thông tin. Đề cập đến thực tế này, Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-ông Phan Văn Trung nói: Vụ phá rừng tại xã Chư Krei cách trụ sở làm việc của UBND xã không xa, nhưng chính quyền lại không phát hiện nên để rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Đây là một điển hình cho việc buông lỏng công tác quản lý; thậm chí có sự tiếp tay của một số tổ chức, cá nhân. Nghiêm trọng hơn là hiện nay nhân dân ít tin tưởng vào cung cách làm việc của các ngành chức năng ở địa phương. Vì vậy, khi phát hiện vụ phá rừng ở xã Chư Krei, nhân dân báo thẳng cho lãnh đạo huyện, vạch đường đi đến điểm phá rừng để lãnh đạo huyện tổ chức truy bắt chứ không báo cho cơ quan Kiểm lâm và chính quyền xã.

Còn buông lỏng quản lý

Thời gian qua, công tác giữ rừng được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết liệt; thậm chí cách chức một số cán bộ Kiểm lâm, Ban Quản lý Rừng phòng hộ để xảy ra tình trạng phá rừng thuộc lâm phần mình quản lý. Mới đây, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản yêu cầu một số chủ rừng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm vì để rừng bị phá, lấn chiếm trái phép; tự nhận hình thức kỷ luật; đồng thời chỉ đạo tập thể, cá nhân các ban quản lý rừng phòng hộ liên quan đến trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định xử lý kỷ luật.

Dù triển khai quyết liệt các biện pháp giữ rừng, song thực tế nạn phá rừng ngày càng diễn biến phức tạp. Nguyên nhân-theo đánh giá của UBND tỉnh xuất phát từ một số chủ rừng, địa phương, hạt kiểm lâm, cán bộ kiểm lâm địa bàn còn buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng. Thậm chí có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm ở một số địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Diễn biến tình trạng phá rừng phức tạp kéo dài nhưng không có biện pháp ngăn chặn từ đầu. Việc đưa kiểm lâm viên xuống địa bàn xã để nắm bắt thông tin, ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. Sự phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn và chính quyền xã chưa tìm được tiếng nói chung. Ông Nguyễn Nhĩ-Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thừa nhận ở một số xã, ý kiến tham mưu của kiểm lâm viên phụ trách địa bàn không được chính quyền quan tâm.

Trong 1.353 vụ phá rừng bị ngành chức năng phát hiện thì có 28 vụ khởi tố hình sự, còn lại là xử lý hành chính. Điều đáng nói là trong 28 vụ khởi tố hình sự đến nay mới đưa ra xét xử 3 vụ, chiếm 10,7%. Về việc này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Xuân Liên cho rằng: Việc điều tra truy tố chậm, chưa đến nơi đến chốn, không tìm được thủ phạm và chưa xử lý kiên quyết, nghiêm minh nên không đủ sức răn đe phòng ngừa chung. Công tác tham mưu của các hạt kiểm lâm chưa kịp thời và sát với tình hình thực tế. Thậm chí ở một số nơi còn có hiện tượng bao che, nể nang, nhất là ngại va chạm với chính quyền xã và người dân tại chỗ. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong công tác quản lý bảo vệ rừng là tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, trao đổi, mua bán trái phép diễn ra ở nhiều địa phương; các đối tượng làm ăn phi pháp lợi dụng thuê mướn đồng bào dân tộc thiểu số khai thác gỗ trái phép, xúi giục họ chống đối cản trở người thi hành công vụ.

Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.