Rừng cộng đồng thành rẫy, làm sao thu hồi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) quyết định thu hồi hơn 231 ha rừng cộng đồng thôn 4, xã Lộc Phú để giải tỏa, trồng lại rừng. Tuy nhiên, ở khu vực này nhiều nơi đã hình thành rẫy cà phê.  
 
Rẫy cà phê xen canh rừng cộng đồng. Ảnh: Lâm Viên
Từ giữa tháng 8.2019, UBND H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) có quyết định thu hồi hơn 231 ha rừng cộng đồng thôn 4, xã Lộc Phú để giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Đạm B’ri quản lý bảo vệ, giải tỏa đất bị lấn chiếm để trồng lại rừng.
Thế nhưng chiều 27.9, PV Thanh Niên chứng kiến rừng cộng đồng tại tiểu khu 439 tiếp tục bị tác động. Cụ thể có hàng chục cây thông bị gọt đẽo ngang thân, nhiều cây nằm ngổn ngang, có cây thông cao hàng chục mét đang bị đốt cháy phần gốc… Ngược lại tại đây có hàng ngàn cây cà phê vừa mới được trồng.
UBND H.Bảo Lâm cho biết giao Công an huyện chủ trì phối hợp Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý các hành vi phá rừng, hủy hoại rừng, lấn chiếm, mua bán, chuyển nhượng đất rừng trái pháp luật tại khu vực rừng giao cho cộng đồng thôn 4.
UBND H.Bảo Lâm yêu cầu Hạt Kiểm lâm Bảo Lâm và UBND xã Lộc Phú tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức có liên quan vì không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ việc vi phạm xảy ra trong khu vực đất, rừng giao cho cộng đồng thôn 4.
 
Rẫy cà phê của người dân đã hình thành, đang phát triển. Ảnh: LÂM VIÊN
Vẫn đang tiến hành rà soát hiện trạng
Ông Huỳnh Quang Công, Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đạm B’ri cho biết hiện nay tổ công tác của H.Bảo Lâm vẫn đang tiến hành rà soát hiện trạng rừng, chứ chưa bàn giao chính thức cho ban quản lý.
“Việc thu hồi đất, rừng cộng đồng gặp nhiều khó khăn, nhiều diện tích rừng bị phá, người dân trồng cây công nghiệp, có những vườn cà phê đang cho quả, thì đâu chặt rẫy cà phê của người dân được”, ông Công nói.
Lâm Viên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.