Rừng, bùn đất và nước mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hai tuần qua, người dân miền Trung phải oằn mình chống chọi với cơn cuồng nộ của thiên nhiên, giành giật từng tia hy vọng sống. Hơn 130 người bị chôn vùi trong bùn đất, bị cuốn trôi theo dòng lũ đỏ ngầu. Mất mát thật không thể lấy gì đo đếm. Bão, lũ, sạt núi, lở đường... liệu có phải chỉ là vì biến đổi khí hậu hay còn vì nguyên nhân gì khác nữa?
 

 Lực lượng kiểm lâm phát hiện phá rừng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng để sản xuất nông nghiệp. Ảnh: M.VINH/nguồn TTO
Lực lượng kiểm lâm phát hiện phá rừng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng để sản xuất nông nghiệp. Ảnh: M.VINH/nguồn TTO

Sống ở dải đất hẹp miền Trung vốn đã quen chống chọi với thiên tai, người dân nơi đây luôn trong tâm thế sẵn sàng đối mặt với hiểm họa của thiên nhiên.

Thế nhưng, chạy không khỏi trời. Từ Hà Tĩnh, Quảng Bình vào đến Quảng Nam, Quảng Ngãi, 2 tuần qua, mưa gió bão bùng gây lũ lụt khắp nơi. Đặc biệt là ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, lũ lụt được cho là lớn chưa từng thấy. Hơn 26 vạn ngôi nhà bị ngập chìm trong nước; đường sá, cầu cống, hệ thống điện bị hư hỏng. Tính đến ngày 20-10, toàn vùng đã có hơn 130 người chết và mất tích vì lũ lụt. Trong đó, có đoàn 13 cán bộ, sĩ quan Quân khu 4 khi đi kiểm tra thông tin sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3 (tỉnh Thừa Thiên-Huế) và 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 ở Quảng Trị.

Không khuất phục, không quỵ ngã, người dân miền Trung rồi sẽ đứng lên trong sự chung tay chia sẻ của cộng đồng. Bão, lũ rồi sẽ qua. Chỉ nỗi đau mất mát là ở lại cùng câu hỏi ray rứt lòng người: “Vì sao?”.

“Vì sao” vài chục năm trở lại đây, bão lũ năm sau bao giờ cũng dữ dội hơn năm trước?

Xin đừng vội vàng cho rằng đó là do biến đổi khí hậu để rồi tự đánh lừa mình trước nỗi đau thương, mất mát của người dân. Có ai đặt câu hỏi vì sao cũng núi rừng ấy, cũng sông suối ấy, bao đời nay, không có chuyện núi lở, sông trôi? Cũng xin đừng vội đổ lỗi tất cả cho thủy điện! Bởi đâu phải thủy điện nào cũng gây ra thảm họa. Nếu không muốn nói là nó đã mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho nền kinh tế đất nước và góp phần đáng kể vào việc điều tiết lũ, bảo vệ an toàn cho vùng hạ du.  

Thiên tai là tự nhiên. Nhưng thiên tai cũng có phần góp sức của con người, mà tình trạng đánh mất rừng là rõ ràng nhất. Vấn đề là vì sao rừng lại mất nhiều đến thế? Có cách nào để bảo vệ rừng hữu hiệu không?

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh “đóng cửa rừng” và yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại, hạn chế chuyển đổi sang mục đích khác (trừ các dự án liên quan đến quốc phòng-an ninh). Sau 4 năm, có ai kiểm đếm diện tích rừng còn lại chưa? Nếu thiếu thì vì sao? Rừng mất vào những dự án nào, có nguy cấp không? Có bao nhiêu cánh rừng giàu bị phù phép thành rừng nghèo, thành đất trống đồi núi trọc rồi biến thành dự án này, công trình kia như có lần, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu nhân một hội nghị về công tác bảo vệ rừng ở Tây Nguyên.

Sau 3 năm loại khỏi quy hoạch hơn 400 dự án thủy điện liên quan đến rừng tự nhiên, các dự án thủy điện siêu nhỏ, công suất dưới 3 MW, có ai kiểm đếm là có bao nhiêu thủy điện nhỏ đã âm thầm mọc trở lại? Trong bối cảnh hiện nay, nên chăng thay vì chỉ cấm các dự án dưới 3 MW, hãy cấm luôn các dự án từ 5 MW, thậm chí 10 MW?

Thủy điện làm mất rừng thì đã rõ. Nhưng rừng cũng còn mất vì nhiều công trình, dự án khác vì phải “đổi đất lấy hạ tầng”. Dự án nào cũng có cam kết “trồng bù rừng”, nhưng ai kiểm tra việc làm ấy? Họ đã trồng được bao nhiêu so với diện tích rừng đã phá đi? Chất lượng rừng trồng bù ra sao?

Những hậu quả tàn khốc mà Thủy điện Rào Trăng gây ra hôm nay đã từng được các nhà khoa học, môi trường cảnh báo từ trước. Thế nhưng, dự án vẫn được cấp phép. 200 ha rừng nguyên sinh bị mất vì những nhà máy thủy điện trên dòng sông này chỉ là con số trong hồ sơ. Còn thực tế rừng đã mất bao nhiêu bởi lâm tặc và việc phá rừng nấp bóng tận thu gỗ ngập nước lòng hồ... liệu đã được kiểm tra!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiều lần khẳng định: “Không đánh đổi môi trường làm kinh tế bằng mọi giá”. Để phát triển bền vững, để thành quả xây dựng bao năm không tan biến sau một cơn cuồng nộ của thiên nhiên, điều cần thiết lúc này ở cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương là tinh thần trách nhiệm trước sự cạn kiệt của tài nguyên, môi trường. Không thể cứ để cho rừng đầu nguồn bị tàn phá vô tội vạ, lòng sông bị đào bới, rồi năm nào cũng phải lo cứu trợ cho dân. Tiền thì có thể nhưng sinh mạng con người thì không!

 ĐÌNH CƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.