Ra mắt phim về diva bạc mệnh Whitney Houston

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những người hâm mộ giọng "oanh vàng" của diva bạc mệnh Whitney Houston sẽ được gặp lại thần tượng của mình trong bộ phim tài liệu mới mang tên "Can I Be Me" của đạo diễn Nick Broomfield.

Bộ phim là một cái nhìn cận cảnh về cuộc đời của Houston, người đã “vượt vũ môn” từ nghệ sĩ trẻ thành một trong những giọng ca nữ nổi tiếng nhất mọi thời đại, rồi sau đó phải vật lộn với những vấn đề về ma túy, rượu chè trước khi qua đời năm 2012.

 

Ca sĩ Houston biểu diễn tại Rabat (Maroc) trong buổi hòa nhạc bế mạc Liên hoan Mawazine lần thứ 7 ngày 24-5-2008.
Ca sĩ Houston biểu diễn tại Rabat (Maroc) trong buổi hòa nhạc bế mạc Liên hoan Mawazine lần thứ 7 ngày 24-5-2008.

Đạo diễn Nick Broomfield đã dành hai năm mày mò trong khu lưu trữ, trò chuyện với những người thân cận với Whitney Houston. “Cô ấy không hề biết sau này mình sẽ đạt tới đỉnh cao danh tiếng. Cô ấy thật xinh đẹp và bạn có thể thấy cô ấy rất biết tận hưởng cuộc sống”, nhà làm phim cho biết. “Cô ấy giống như là hiện thân của một công chúa Mỹ vậy. Nhưng thực ra cô là một người hầu bàn tới từ khu ổ chuột Newark - nơi diễn ra những vụ bạo loạn chủng tộc tồi tệ nhất tại Mỹ”.

Nữ ca sĩ Whitney Houston bắt đầu hát ở dàn đồng ca tại New Jersey từ năm 11 tuổi và được nhà sản xuất âm nhạc Clive Davis phát hiện ở một sân khấu ca nhạc ban đêm trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Cô trở nên nổi tiếng toàn cầu với những ca khúc đình đám như "I Will Always Love You" - bài hát chủ đề trong bộ phim "The Bodyguard" do cô thủ vai chính cùng Kevin Costner năm 1992 - và "The Greatest Love of All".

Trong sự nghiệp lẫy lừng của mình, Whitney Houston đã đạt doanh thu bán đĩa kỷ lục cùng sự hoan nghênh cuồng nhiệt khắp thế giới. Nữ danh ca từng giành 6 giải Grammy và hơn 400 giải thưởng khác trong 25 năm sự nghiệp của mình, nhưng cuộc đời gặp nhiều rạn nứt vì các vấn đề về ma túy, rượu chè và cuộc hôn nhân hỗn loạn với ca sĩ Bobby Brown. Cô chết đuối trong bồn tắm khách sạn năm 2012, khi mới 48 tuổi.

Theo đạo diễn Broomfield, “cô ấy đơn giản là không thể đối phó được với tất cả những điều đó. Cô đã chăm sóc quá nhiều người nhưng cô luôn bị chỉ trích và tôi nghĩ chính sự thất vọng về những người xung quanh đã đẩy cô ngày càng lún sâu vào ma túy".

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...