Quyết liệt từ đầu, giờ đây đâu phải 'xót xa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khoảng nửa tháng trở lại đây, cơ quan chức năng TP.Phú Quốc (Kiên Giang) liên tục tổ chức cưỡng chế những công trình lớn, công trình kiên cố xây dựng trái phép trên đất nhà nước quản lý, xây dựng trên khu bảo tồn biển, lấn rừng…
 

Mới đây nhất, ngày 9.11, có 2 căn biệt thự tại ấp Đường Bào, xã Dương Tơ bị cưỡng chế, phá dỡ hoàn toàn. Đây là công trình xây dựng rất khang trang, nền móng, cột bằng bê tông cốt thép... Mỗi căn biệt thự được xây dựng trên nền đất hơn 500 m2, là đất do nhà nước quản lý.

 

Thực hiện quyết định cưỡng chế, chủ nhân 8 bungalow xây dựng trái phép tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc, Kiên Giang tự nguyện tháo dỡ. Ảnh: Hoàng Trung
Thực hiện quyết định cưỡng chế, chủ nhân 8 bungalow xây dựng trái phép tại Khu bảo tồn biển Phú Quốc, Kiên Giang tự nguyện tháo dỡ. Ảnh: Hoàng Trung



Hay khoảng 10 ngày trước khi tháo dỡ 2 căn biệt thự nói trên là vụ tháo dỡ 8 bungalow nằm trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc (thuộc ấp Cây Sao, xã Hàm Ninh). Các bungalow này cũng được xây dựng hoành tráng và kiên cố đến nỗi lực lượng cưỡng chế phải rất vất vả mới hoàn thành việc tháo dỡ…

Chứng kiến các công trình bị cưỡng chế, nhiều người không khỏi xót xa trước những mảng tường, hàng rào, mái nhà… từ từ rớt xuống. Để xây dựng được các công trình này, người vi phạm phải tốn tiền tỉ.

Vị lãnh đạo TP.Phú Quốc cũng chia sẻ thêm với người viết, có đến 79 căn biệt thự xây dựng trên đất nhà nước quản lý. Thời gian tới, chính quyền TP sẽ tiếp tục củng cố hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục theo quy định để tiến hành cưỡng chế 77 căn còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều tiền của người dân đổ sông, đổ biển.

Dẫu biết vi phạm phải xử lý, nhưng nếu cơ quan chức năng địa phương nghiêm khắc, quyết liệt ngay từ đầu thì bây giờ đâu phải xót xa. Nếu ngay từ lúc người dân mới đặt những viên đá đầu tiên, chính quyền cho người đến ngăn chặn thì đâu có cảnh phải đập bỏ nhiều căn biệt thự to đùng. “Chính tôi khi chứng kiến cũng rất xót khi thấy tiền của dân bị phá bỏ, nhưng đây là quy định của pháp luật, không thể làm khác hơn”, vị lãnh đạo tỉnh Kiên Giang nói với người viết.

Theo Hoàng Trung (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.